Kinh tế toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức

Theo nhiều chuyên gia, kinh tế toàn cầu đang đối mặt với vô số thách thức lớn.
 
Ảnh minh hoạ.
Tại châu Âu, những vấn đề cơ bản của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) như triển vọng tăng trưởng thấp, suy thoái tiếp diễn, khả năng cạnh tranh sút kém và gánh nặng nợ công và nợ tư nhân khổng lồ vẫn chưa được giải quyết.

Góp thêm vào những khó khăn này là thỏa thuận giữa các thành viên trụ cột của Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các quốc gia đang mang trên vai gánh nợ lớn, các cuộc cải cách và biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy các gói cứu trợ tài chính.

Sự mệt mỏi với việc “thắt lưng buộc bụng” được thể hiện rõ nét qua thành công của các lực lượng chống thể chế trong cuộc bầu cử tại Italia vừa qua, các cuộc biểu tình lớn trên đường phố tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và giờ đây là vấn đề giải cứu các ngân hàng Síp.

Các thành viên khác trong Eurozone, do nóng lòng hạn chế những rủi ro đối với những người đóng thuế của họ, đã tỏ ý các chủ nợ phải gánh vác việc cứu trợ là cách của tương lai. Bên ngoài Eurozone, ngay cả Anh cũng đang phải vật lộn để khôi phục tăng trưởng, trong khi thái độ chống “thắt lưng buộc bụng” cũng đang tăng mạnh tại Bulgaria, Rumania và Hungary.

Tại Trung Quốc, nền kinh tế đang bị mất cân bằng giữa các khu vực ven biển và trong nội địa, giữa nông thôn và thành phố, tiết kiệm và đầu tư cố định quá nhiều, tiêu dùng tư nhân quá ít, bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, môi trường xuống cấp, ô nhiễm không khí, nước và đất đai đang đe dọa sức khỏe người dân và an toàn thực phẩm.

Nhật Bản đang thử một thí nghiệm kinh tế mới để ngăn chặn lạm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi lòng tin kinh doanh và tiêu dùng nhưng cũng vấp phải những thách thức lớn như vẫn chưa rõ có thể xử lý giảm phát bằng chính sách tiền tệ hay không. Hơn nữa, những căng thẳng với Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong khi dù nền kinh tế Mỹ đang diễn ra một số xu hướng tích cực (khu vực nhà đất đang phục hồi, dầu mỏ và khí đốt đá phiến sẽ giảm chi phí năng lượng và tăng sức cạnh tranh, việc làm đang nhiều lên do chi phí lao động tăng tại châu Á, và việc nới lỏng định lượng đang hỗ trợ cả nền kinh tế thực lẫn các thị trường tài chính) nhưng rủi ro vẫn còn đó với tỷ lệ thất nghiệp và nợ của các hộ gia đình vẫn ở mức cao.

Mặc dù các thị trường đang nổi khác tại châu Á và Mỹ Latinh có sự năng động hơn BRICS, nhưng sức mạnh của họ sẽ không đủ để biến thành trào lưu toàn cầu./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.