Vấn đề di cư: Bài toán kinh tế đối với châu Âu

Các nước Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với những bài toán kinh tế hóc búa khi bị bủa vây bởi cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn lên tới hàng triệu người, khiến chính phủ các nước này phải chi ngân sách lên tới hàng tỉ USD.
 


Biểu tình phản đối tiếp nhận người nhập cư tại Bỉ. (Ảnh: Foxnews)

Giới hoạch định chính sách Đức cho rằng về ngắn hạn, kinh tế các nước châu Âu sẽ phải chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng trên khi buộc phải chi phát sinh một khoản lớn ngân sách công để cung cấp nhu yếu phẩm và nơi ở cho những người di cư, cũng như xử lý đơn xin tị nạn.

Một số quốc gia chủ chốt của EU được đánh giá đáp ứng tương đối dễ dàng các khoản chi phí, chẳng hạn như Pháp tính toán phải chi tiêu một khoản bổ sung 300 triệu Euro (hơn 341 triệu USD) cho người tị nạn, trong khi dự trữ khẩn cấp của nước này khá lớn, 8 tỉ Euro (9,1 tỷ USD).

Tuy nhiên, đối với một số quốc gia khác, kể cả Đức, các chi phí này lại không hề nhỏ. Cụ thể, Đức đã dành 6 tỉ euro (hơn 6,8 tỉ USD) để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn trong năm nay. Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) ước tính khoản chi ngân sách mà quốc gia này phải bỏ ra để giải quyết vấn đề trên trong hai năm tới sẽ lần lượt lên đến 10 tỉ Euro (11,37 tỉ USD) và 12 tỉ Euro (13,65 tỉ USD).

Cũng theo S&P, những khoản chi ngân sách lớn đột xuất có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu kinh tế và ngân sách hoặc mức xếp hạng tín nhiệm của một số nước EU. Bên cạnh đó, việc hàng nghìn người tị nạn và di cư đổ về châu lục này sẽ “bào mòn“ hệ thống an sinh xã hội vốn được đóng góp bởi người dân bản địa để dành cho y tế, hỗ trợ thất nghiệp, lương hưu và giáo dục.

Về mặt trung hạn, hiện chưa có đủ dữ liệu để đưa ra những kết luận chính xác về mức độ tác động của cuộc khủng hoảng di cư, vì không ai biết chắc chắn các công dân Trung Đông, châu Phi và những nước Balkan trong dòng người di cư có những kỹ năng nào, bao nhiêu người sẽ được phép ở lại và làm thế nào họ có thể sớm được tham gia lực lượng lao động sở tại.

Những người tị nạn đến châu Âu được cho là sẽ cần ít nhất từ 5 đến 6 năm để có thể hòa nhập vào xã hội sở tại và đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ ở mặt bằng chung, còn nếu muốn ngang bằng với người bản xứ, quá trình này sẽ mất 15 năm.

Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng cuộc khủng hoảng di cư trong tương lai xa sẽ đem lại những tác động tích cực cho nền kinh tế châu Âu. Theo thời gian, những người mới đến sẽ thể hiện một vai trò quan trọng trong giải quyết các xu hướng nhân khẩu học đáng báo động và tình trạng già hóa lao động hiện nay ở châu Âu, cũng như nâng cao tỉ lệ lao động ở nhiều nước.

Ngoài ra, theo báo cáo năm 2014 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), người nhập cư chiếm tới 70% lực lượng lao động tăng thêm ở châu Âu trong 10 năm qua, giúp tăng độ tuổi lao động, lấp đầy các ngành đang sụt giảm lao động và góp phần tăng tính linh hoạt cho thị trường lao động, từ đó tăng khả năng nhanh thích nghi của thị trường này đối với các thay đổi trong xã hội.

Trong một động thái liên quan, Chính phủ Hy Lạp ngày 22/10 cho biết đang chờ đợi EU hỗ trợ thêm ít nhất 330 triệu Euro cho năm 2016 nhằm đối phó với dòng người di cư. Hy Lạp cũng đề nghị các đối tác châu Âu tăng cường hỗ trợ về nhân lực như đã cam kết. Dự kiến, những người nhập cư đầu tiên ở Hy Lạp sẽ tới Luxembourg và Thụy Điển trong vài ngày tới. Đây là một phần trong quy trình “tái định cư” mà EU đưa ra nhằm phân bổ 160.000 người di cư vượt biển tới các quốc gia tuyến đầu là Hy Lạp và Italy trong vòng 2 năm tới./.
Theo Nguyễn Thơ/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.