Giảm 8% lượng phát thải nhà kính vào năm 2030

Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ của quốc tế.

Đây là mục tiêu chính của Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) công bố ngày 12/10. Báo cáo INDC của Việt Nam là INDC thứ 74 trong tổng số 120 INDC của các quốc gia cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách chương trình ứng phó với BĐKH ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng Thỏa thuận Khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong INDC, Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được sự hỗ trợ quốc tế.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, Hội nghị lần thứ 19 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP19) tại Ba Lan năm 2013 đã kêu gọi tất cả các bên xây dựng INDC. Trong đó chú trọng đến đề xuất các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, góp phần xây dựng Thỏa thuận toàn cầu mới dự kiến sẽ được thông qua tại COP21 tại Paris, Pháp vào cuối năm 2015 và có hiệu lực từ sau năm 2020.

Theo Thứ trưởng Trần Hồng Hà, thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ giao, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các nhà tài trợ quốc tế như UNDP, GIZ nhanh chóng triển khai xây dựng INDC ngay từ giữa năm 2014. Với hàng chục hội thảo tham vấn cấp quốc gia, cấp ngành với sự tham gia của đại diện các bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế, INDC của Việt Nam đã được xây dựng, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.

INDC của Việt Nam gồm 2 hợp phần: Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với BĐKH. Hợp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm các đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện so với kịch bản phát thải thông thường. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước, trong khi đó các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể thực hiện khi Việt Nam nhận được nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế. Hợp phần thích ứng bao gồm nội dung về các hoạt động thích ứng với BĐKH hiện tại đang được thực hiện; những thiếu hụt so với nhu cầu thích ứng về thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ; và các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021-2030.

INDC của Việt Nam đã thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước trên cơ sở các nguyên tắc của Công ước. Thông qua việc xây dựng và đệ trình INDC, Việt Nam một lần nữa khẳng định quyết tâm, nỗ lực cao nhất để cùng cộng đồng quốc tế giải quyết vấn đề BĐKH dựa trên các nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế./.
Theo Thu Cúc/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...