Hướng tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh cùng ngành liên quan và các địa phương đã phối hợp đẩy mạnh thực hiện các chính sách ưu đãi của Trung ương và tỉnh về hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, nhằm phục vụ chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Đến nay, tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn gắn với ứng dụng công nghệ tiên tiến được hình thành. Giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác được nâng lên rõ rệt, thói quen và tập quán canh tác lạc hậu của người dân cũng được thay đổi.

Đến hết năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh dự kiến đạt trên 275.000 tấn, vượt 12% so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; giá trị sản phẩm thu hoạch trên đơn vị diện tích tăng nhanh, từ 32,4 triệu đồng (năm 2010) lên 46,5 triệu đồng (năm 2014).

Tuy vậy, ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là: Sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định; việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất chưa mạnh; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc; quy mô, phạm vi liên kết còn nhỏ; mô hình tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu vẫn theo chiều rộng, nên giá trị thu nhập thấp.

Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng, lợi thế và các cơ hội, thách thức đối với phát triển nông nghiệp của tỉnh, ngành nông nghiệp tập trung các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, với mục tiêu đến năm 2020, đó là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) bình quân đạt 6%/năm; giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đạt 75 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bình quân đạt 260 triệu đồng/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 330.000 tấn (bình quân 461 kg/người/năm); tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 56%.

Để đạt được các chỉ tiêu trên, ngành nông nghiệp đã tập trung rà soát, điều chỉnh các quy hoạch nông - lâm, thủy sản hiện có; bổ sung quy hoạch còn thiếu trên cơ sở phát huy lợi thế các sản phẩm của địa phương, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; xây dựng cánh đồng lớn, cánh đồng một giống và các chính sách hỗ trợ giá giống mới, hỗ trợ vận chuyển nông sản từ nơi sản xuất đến các trung tâm tiêu thụ; quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại.

Chủ động đề xuất với tỉnh có giải pháp tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê, góp đất nông nghiệp, vận động người dân “dồn điền, đổi thửa”, khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn. Xây dựng bộ thủ tục và quy trình hành chính đơn giản, nhanh gọn, phân cấp cho cơ sở.

Cùng với việc tạo môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích phát triển các hình thức sản xuất, trong đó đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế trang trại, gia trại theo hướng sản xuất hàng hoá; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; đồng thời phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã; tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp, trang trại với nhau, giữa trang trại với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp từ cung ứng vật tư đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm, hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị kết nối thị trường.

Đối với các xã, huyện có điều kiện tương đồng về tự nhiên liên kết với nhau để đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh; mỗi xã, mỗi huyện lựa chọn ra từ 2 - 4 cây, con chủ lực ưu tiên phát triển thành các liên kết vùng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, ổn định về chất lượng, tăng tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao.

Ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, gắn với sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị gia tăng. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ, huy động sự tham gia các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp vào các hoạt động khoa học công nghệ; tăng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực.



Vùng sản xuất chè hàng hóa công nghệ cao ở thành phố Lào Cai.

Cùng với đó, tập trung khai thác thế mạnh đặc thù của từng vùng khí hậu, vùng sinh thái và từng lĩnh vực. Đối với vùng cao, thực hiện quy hoạch các vùng, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Sa Pa, đề nghị bổ sung Bắc Hà vào quy hoạch và phát triển các vùng vệ tinh tại các huyện: Bát Xát, Mường Khương và thành phố Lào Cai. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu giá trị cao, như gạo chất lượng cao, dược liệu, cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), cây ăn quả ôn đới (đào Pháp, lê, các loại mận); rau trái vụ, gà địa phương, lợn bản địa, các loại dược liệu có giá trị gắn sản xuất nông nghiệp với dịch vụ du lịch nông nghiệp sinh thái. Phát triển trồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc gắn với chợ gia súc; trồng rừng phòng hộ với những loài cây cho thu nhập thường xuyên, như cây sơn tra, trẩu...

Tại địa bàn vùng thấp, vùng trung tâm đẩy mạnh thâm canh tăng vụ để đưa năng suất cây trồng, vật nuôi lên ngang bằng với trung bình cả nước; phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như: Chè an toàn, lúa chất lượng cao, rừng sản xuất gỗ lớn... gắn với nhà máy chế biến và các loại hình trang trại có quy mô lớn (chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất giống...). Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, đẩy mạnh khảo nghiệm, đưa vào cơ cấu sản xuất các giống lúa, ngô, rau, quả, chè… có năng suất, chất lượng cao thích ứng với từng vùng sinh thái. Chủ động tiếp cận và ứng dụng đưa các giống biến đổi gen (ngô) vào sản xuất. Ứng dụng quy trình cơ giới hóa đồng bộ (từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến); quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI); phát triển vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh rau, hoa trong nhà lưới, nhà kính; sản xuất, chế biến an toàn theo chuỗi, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)...

Về chăn nuôi, tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi, cải tạo giống trâu, bò; chọn lọc, nâng cao chất lượng giống gia cầm, lợn bản địa có giá trị. Ứng dụng công nghệ vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Về phát triển thủy sản, tập trung nghiên cứu nâng cao quy trình sản xuất giống tốt, sạch bệnh đối với một số đối tượng có nhu cầu cao (cá chép lai, rô phi đơn tính, cá lăng, cá chiên, cá trắm...) cung ứng cho sản xuất; nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi thâm canh một số loại thuỷ sản đặc sản, đặc hữu phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Đối với sản xuất lâm nghiệp, tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô, hom trong nhân giống cây lâm nghiệp; chú trọng công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ; đẩy mạnh áp dụng cơ giới trong trồng rừng và khai thác rừng trồng; khuyến khích sản xuất theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp.

Về thị trường, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới ở các thành phố lớn, khu du lịch, khu công nghiệp và mở rộng thị trường xuất khẩu. Xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về thị trường cho các doanh nghiệp, đặc biệt là người nông dân để có định hướng đầu tư phù hợp. Tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, tạo ra hệ thống tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thành lập các hiệp hội ngành, hàng để điều phối hoạt động sản xuất, hỗ trợ thông tin, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Những giải pháp trên nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất/ha canh tác, làm giàu cho người dân nông thôn./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.