Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Á cần thêm nguồn vốn để phát triển

Theo báo cáo “Theo dõi Tài chính SME châu Á 2014” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Á cần có thêm nguồn tài chính để giúp họ tăng trưởng và trở thành những công ty năng động và có sức cạnh tranh quốc tế.



Ngân hàng Phát triển châu Á có trụ sở chính tại Manila, Philippines. (Ảnh: AFP)

Ông Noritaka Akamatsu, Cố vấn Cao cấp của Vụ Phát triển Bền vững và Biến đổi Khí hậu thuộc ADB - đơn vị soạn thảo báo cáo cho biết: “Châu Á có hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng chỉ một số ít trong số họ có thể phát triển đến một mức độ mà họ có thể tạo ra đổi mới hoặc là một phần của chuỗi giá trị toàn cầu. Để làm được điều đó, họ cần thêm vốn để phát triển và thêm cơ hội tiếp cận với các kênh hỗ trợ tài chính khác nhau.

” Báo cáo “Theo dõi Tài chính SME châu Á 2014” xem xét 20 quốc gia đang phát triển tại châu Á và ghi nhận rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trung bình 96% số lượng tất cả các công ty có đăng ký và 62% số lượng lao động. Tuy nhiên, họ chỉ đóng góp 42% sản lượng kinh tế.

Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 359.794 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), chiếm 96,4% tổng số các doanh nghiệp trong cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu tư nhân (97.2%) trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 2,7% và số còn lại là thuộc sở hữu nhà nước.

Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ lệ 39,8% tổng số các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang hoạt động, tiếp sau đó là ngành dịch vụ chiếm 20,5% và 15,7% là ngành công nghiệp chế tạo. Đã có khoảng 5,1 triệu lao động được các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tuyển dụng, chiếm 46,8% lực lượng lao động của Việt Nam, báo cáo này cho biết.

Hội nhập khu vực và tự do hóa thương mại có nghĩa là các doanh nghiệp cần phải chuyển từ việc chú trọng thị trường trong nước sang việc chú trọng hơn đến các mục tiêu toàn cầu. Điều này vừa đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ khai phá các thị trường nước ngoài, vừa đặt họ trước sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Các Chính phủ trong khu vực cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trở nên cạnh tranh hơn và có thể tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong số các hỗ trợ đó có việc Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dễ hơn với các hỗ trợ tài chính mới, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính chuỗi cung ứng.

Khả năng tiếp cận hạn chế với tín dụng ngân hàng là một vấn đề còn tồn tại ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Tỷ lệ cho vay dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã giảm xuống trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm 2014, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nhận được 18,7% trong tổng số các khoản cho vay của ngân hàng.

Báo cáo cũng cho biết, hiện nay, một số quốc gia đã có tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này. Điển hình như quốc gia Papua New Guinea và Quần đảo Solomon đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn dễ dàng hơn bằng cách dùng các động sản làm tài sản thế chấp. Indonesia và Philippines đã đưa ra hạn mức cho vay bắt buộc của các ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kazakhstan và Mông Cổ đã khuyến khích các chương trình cho vay tái cấp vốn.

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng, khu vực cần phải phát triển hơn nữa các tổ chức tín dụng, các cơ sở dữ liệu tài sản thế chấp và các chương trình bảo lãnh tín dụng để mở rộng phạm vi tài chính, đặc biệt là tại các nước có thu nhập thấp.

Theo Báo cáo của ADB, lĩnh vực tài chính phi ngân hàng - ví dụ điển hình là những các công ty tài chính, các hãng cho thuê tài chính đối với máy móc và thiết bị tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương vẫn còn quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu tài trợ vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tổng giá trị các khoản cho vay dạng này chỉ bằng một phần mười tổng giá trị dư nợ các khoản vay ngân hàng.

Các chính phủ cần tạo dựng một khung chính sách toàn diện để hỗ trợ các tổ chức tài chính phi ngân hàng mở rộng các lựa chọn tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của họ. Các nỗ lực đang được thực hiện để mở cửa các thị trường cổ phiếu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể giúp các doanh nghiệp này có được nguồn tài trợ dài hạn mà họ cần để trưởng thành./.
Theo Khánh Lan/dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.