Cần có giải pháp hành động kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), biến đổi khí hậu (BĐKH) thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như: Nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao... đang có dấu hiệu trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây.

Hệ lụy khôn lường của BĐKH

BĐKH và nước biển dâng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, gia tăng sức ép lên con người, tăng mức độ dữ dội khi thiên tai xảy ra.

Theo báo cáo Môi trường quốc gia do Bộ TN&MT công bố mới đây, nhiệt độ không khí có xu thế ngày một tăng lên và kịch bản có thể chấp nhận là đến năm 2070, nhiệt độ ở các vùng ven biển có khả năng tăng thêm 1,5 độ C, vùng nội địa tăng 2,0 độ C. Việc này kéo theo lượng hơi nước bốc lên tăng khoảng 7,7 - 8,4%, nhu cầu tưới tăng lên, lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi và thậm chí giảm.

Còn hiện tượng El-Nino mỗi khi xuất hiện cũng gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng nề tại Việt Nam. Nguồn nước các sông, các hồ chứa giảm nhanh và đều ở mức thấp hơn trung bình hàng năm từ 18 - 38%, thiếu hụt nhiều nhất ở lưu vực sông Thao. Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam.

Báo cáo Môi trường cũng cho thấy, hệ quả của BĐKH có tính chất nặng nề, sâu rộng, nhất là hiện tượng nước biển dâng. Nước biển dâng cũng làm gia tăng xâm nhập mặn sâu trong lục địa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngọt và làm suy thoái môi trường đất. Dưới tác động của thủy triều, nước mặn xâm nhập vào nội đồng và có xu hướng đi xa hơn do tình trạng nguồn nước ngọt từ các sông ngày càng bị giảm.

Đơn cử như tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tình trạng nhiễm mặn trên sông Hậu đã xâm nhập sâu đến quá Đại Ngải 8 - 10 km; trên sông Cổ Chiên nhiễm mặn 1g/l cũng đi quá rạch Vũng Liêm; trên sông Hàm Luông trong tháng 2, 4 của nhiều năm tại vị trí thượng lưu rạch Bến Tre 5 - 10 km cũng đã từng không thể sử dụng nước cho sinh hoạt.

Còn tại Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), nhờ hệ thống đê khống chế nên đối với khu vực này mặn ít xâm nhập vào trong nội đồng, tuy nhiên lại làm ngưng trệ quá trình lấy nước tưới từ sông, làm gia tăng diện tích đất khô hạn, gây suy thoái môi trường đất. Đặc biệt, nước biển dâng kết hợp triều cường gây thiệt hại lớn đối với cảnh quan, hệ sinh thái ven biển.

Đáng lo ngại hơn, những tháng gần đây, rất nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường xảy ra ở nước ta. Điển hình như trong tháng 1/2015 đã có đợt rét và băng tuyết đã phủ rất nhiều tỉnh, thành vùng núi phía Bắc; đợt mưa lớn trái mùa xảy ra vào tháng 3/2015 tại Quảng Ngãi; nhiều trận dông lốc, mưa đá xảy ra, đặc biệt là Đà Lạt (Lâm Đồng) có 2 trận mưa đá và 1 trận mưa lớn gây ngập lụt ở thành phố Đà Lạt; lốc xoáy cũng gây nhiều thiệt hại tại Thủ đô Hà Nội và gần đây nhất là hiện tượng mưa lớn tại Quảng Ninh...

Theo các chuyên gia, tất cả hiện tượng đó là khí hậu thay đổi, cực đoan khí hậu sẽ xảy ra trong thời gian tới, thập kỷ tới mà chúng ta cần phải đề phòng.

Cần có hành động kịp thời

Đánh giá về những thách thức do BĐKH gây ra trong thời gian gần đây, ông Bùi Minh Tăng - nguyên Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn cho rằng, do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu, những hiện tượng thời tiết bất thường sẽ xảy ra thường xuyên hơn, những cực đoan thời tiết sẽ xảy ra ngày càng nhiều. Ví dụ như đợt mưa lịch sử ở Quảng Ninh vừa qua, hay như đợt mưa lịch sử tại Hà Nội vào tháng 10 - 11/2008, hoặc những trận bão mạnh thế kỷ như: Bão Xangsane năm 2006, bão Haiyan năm 2013...

Ông Bùi Minh Tăng cũng cho rằng, các nghiên cứu cho thấy, khí hậu thay đổi như hiện nay có sự tác động của con người. “Chúng ta có thể hạn chế tác động đó bằng cách giữ gìn môi trường như: Tăng diện tích che phủ rừng, tránh chặt phá rừng bừa bãi, quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm hạn chế tối đa tác động không mong muốn của thời tiết và khí hậu. Song dù cho chúng ta có tiến hành các công việc này tốt như thế nào, nhưng chắc chắn những hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn sẽ xảy ra” - ông Bùi Minh Tăng cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng, đối với Việt Nam, ứng phó với BĐKH chủ yếu hướng tới chống nước biển dâng. Nếu giai đoạn tới, Việt Nam không tích cực trong các hoạt động ứng phó với BĐKH thì sẽ xảy ra nhiều nguy cơ khôn lường. Đặc biệt ,nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ĐBSCL, ĐBSH.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, theo Thứ Trưởng Hoàng Quốc Vượng, cần rà soát chương trình hành động giai đoạn 2010 – 2015; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về BĐKH, nước biển dâng, thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải nhà kính cho các doanh nghiệp, có chế tài, thưởng - phạt cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các Chương trình giảm phát thải nhà kính, ứng phó BĐKH.../.
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mông Cổ. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Ngày 6/8 là Ngày An ninh mạng Việt Nam

Ngày 20/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg về Ngày An ninh mạng Việt Nam.

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...