Ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ “ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa, bảo vệ hòa bình từ ngoài biên giới, và không mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác”.



Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp to lớn của
ngành ngoại giao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trong không khí cả nước chào mừng 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (1945 - 2015), chiều 22/8, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn cán bộ ngoại giao tiêu biểu qua các thời kỳ. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Mạnh Cầm, Phạm Gia Khiêm; nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự buổi tiếp.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những đóng góp to lớn của ngành ngoại giao đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong 70 năm qua, ngành ngoại giao đã phát huy truyền thống ngoại giao của cha ông giữ nước và truyền thống, bề dày hàng nghìn năm lịch sử ấy đã được phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngoại giao đã góp phần quan trọng làm cho bộ mặt đất nước ta thay đổi, làm cho thế giới hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa, tập quán, nhân cách Việt Nam.

Ôn lại những dấu mốc lịch sử của ngành ngoại giao, Tổng Bí thư cho rằng nếu không có Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946, đất nước không thể có điều kiện và thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Rồi đến Hiệp định Geneva, Hiệp định Paris, mặt trận ngoại giao đã thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, bởi đây là cuộc đấu trí, đấu lực vô cùng khó khăn và gian nan.

Tổng Bí thư cho rằng “chưa bao giờ đất nước ta có một cơ đồ tốt đẹp như hiện nay, chưa bao giờ Việt Nam có một vị thế như hiện nay”. Thành tựu ấy là công lao chung của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp, của toàn dân, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, trong đó đội ngũ làm công tác ngoại giao “là nòng cốt”.

Tổng Bí thư nêu rõ tình hình đang diễn biến rất phức tạp với thời cơ, thách thức đan xen, hội nhập càng sâu càng đặt ra nhiều thách thức, nhất là thách thức trong việc xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách, đào tạo nhân lực, nâng cao thực lực của doanh nghiệp. Hội nhập cũng đòi hỏi phải giữ được bản sắc dân tộc, giữ được chế độ, sự lãnh đạo của Đảng và đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với ngành ngoại giao. Vì vậy, cán bộ ngoại giao “đã giỏi sắp tới phải giỏi hơn nữa, trước hết là bản lĩnh chính trị vững vàng, kết hợp với trí tuệ, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh”.

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ “ngoại giao phải đi trước, phải giữ nước từ xa, bảo vệ hòa bình từ ngoài biên giới, không mơ hồ chủ quan, mất cảnh giác”.



Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng và các đại biểu dự buổi gặp mặt.

Thay mặt cán bộ ngoại giao các thời kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư đã dành thời gian quan tâm, chỉ đạo hoạt động của ngành ngoại giao.

Thay mặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hiện nay, Phó Thủ tướng hứa với Tổng Bí thư, với các đồng chí lão thành sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành ngoại giao trong 70 năm qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó./.
Theo Hải Minh/chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...