Hàng Việt ngày càng được người tiêu dùng Nhật ưa thích

Tính đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã đạt 1,87 USD, tăng 0,84 so với cùng kỳ năm 2012. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản vẫn là dầu thô, thủy sản, gạo, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, dây cáp điện.

Xuất khẩu gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật
(ảnh: VGP)

Từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã có nhiều thay đổi, từ 4,41 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 13,05 tỷ USD năm 2012, tăng 195,9% so với năm 2005.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay, hàng Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng hơn, song thị phần của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chiếm khoảng 1,3% nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản.

Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này đang là Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia.

Những năm gần đây, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Nhật tăng bình quân 12%, là thị trường lớn thứ 3 của mặt hàng này, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và EU. Năm 2010 - năm đầu tiên thực hiện Hiệp định Đối tác song phương Việt Nam - Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật hưởng mức thuế 0%, nên kim ngạch hàng dệt may vào quốc gia này đạt 1,2 tỷ tăng 20% so với năm 2009, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Trong năm 2012, xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản tiếp tục tăng 22,2%, đạt 2 tỷ USD.

Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), thị trường Nhật Bản có mức tiêu thụ quần áo hàng năm tới 3,7 tỷ USD, trong đó chỉ có 5% được sản xuất tại Nhật. Dệt may của Việt Nam đang còn lợi thế về nguồn nhân công với giá tương đối hợp lý. Sự năng động của doanh nghiệp cùng với đội ngũ thợ lành nghề đã được kiểm chứng qua việc vào được các thị trường cao cấp.

Theo Bộ Công thương, đối với sản phẩm tiêu dùng, người Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là những tiêu chí phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng.

Về chất lượng sản phẩm, người Nhật Bản có yêu cầu khá cao. Những tiêu chuẩn về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ra, họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút đối với sản phẩm có chất lượng tốt, các dịch vụ hỗ trợ sau bán đảm bảo. Các lỗi nhỏ do sơ ý trong vận chuyển, hoàn thiện sản phẩm (vết xướt nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót trên bao bì, bao bì xô lệch…) cũng có thể ảnh hưởng đến lô hàng khó bán, ảnh hưởng chung đến kế hoạch sản xuất lâu dài./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...