Dành trên 178 tỷ đồng thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ

Nhằm nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020” với kinh phí thực hiện trên 178.498 triệu đồng.

Theo đó, Đề án đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, đối với môn ngoại ngữ Tiếng Anh phấn đấu 97% trường phổ thông, trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên cấp huyện dạy ngoại ngữ (gồm Tiếng Anh tự chọn, Tiếng Anh 3 năm, Tiếng Anh 7 năm, Tiếng Anh 10 năm,..) trong đó, triển khai chương trình Tiếng Anh 10 năm tại 58,7% số trường tiểu học (145 trường), 66,3% số trường Trung học cơ sở (130 trường), 80% số trường Trung học phổ thông (26 trường), 20% trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên. Tương ứng: 53,8% học sinh lớp 3; 53,6% học sinh lớp 4; 56% học sinh lớp 5; 41% học sinh Trung học cơ sở, 38,3% học sinh Trung học phổ thông, số trường Trung học cơ sở và số trường Trung học phổ thông còn lại dạy Tiếng Anh 7 năm.

Đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo quy định; trong số học sinh đã học Tiếng Anh 10 năm, đến năm 2020, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ở các cấp học: Tiểu học 85%, Trung học cơ sở 85%, Trung học phổ thông 80%.

Triển khai thí điểm dạy một số môn khoa học tự nhiên (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) bằng tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai từ năm học 2017-2018.

Phấn đấu 80% giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học, Trung học cơ sở; 70% giáo viên Tiếng Anh cấp Trung học phổ thông, Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên đạt năng lực ngoại ngữ quy định. 30% giáo viên ngoại ngữ (khoảng 200 người) của tỉnh được đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài hoặc các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ có uy tín của nước ngoài tại Việt Nam.

Phấn đấu 10% cán bộ quản lý trường tiểu học, 15% cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, 50% cán bộ quản lý giáo dục có trình độ Tiếng Anh bậc 3/6.

Đối với Tiếng Trung Quốc: Duy trì số trường dạy tiếng Trung (24 trường), giảm số lớp chính khóa, tăng số lớp và quy mô học sinh học tự chọn lên 8% (hiện 6,7%) đối các trường Trung học cơ sở; với các trường trung học phổ thông: duy trì 9 trường dạy tiếng Trung, giảm số lớp chính khóa, tăng số lớp và quy mô học sinh tự chọn lên 8% (hiện 6,8%).

Đầu tư trang thiết bị dạy học ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, tiếp cận hiện đại hóa. Từ năm 2020 trở đi, căn cứ về yêu cầu thiết bị, khả năng về kinh phí để đầu tư bổ sung trang thiết bị giúp hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học ngoại ngữ và khai thác đa năng cho môn học khác.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đã nêu ra các giải pháp thực hiện cụ thể như: Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giao nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa,tầm quan trọng, vai trò của ngoại ngữ; rà soát, đánh giá chính xác thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ngoại ngữ trong các cấp học trên cơ sở đó phân loại, bố trí, xắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp với giáo viên theo chuẩn năng lực ngoại ngữ của cấp học và theo lộ trình phát triển chương trình mới; đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh; xây dựng biên chế lớp học ngoại ngữ với số lượng khoảng 30 học sinh/lớp. Triển khai chương trình  mới từ điểm rồi nhân rộng ra đại trà ở từng cấp học. Tập trung ở các trường chất lượng cao, Trung tâm, nơi có điều kiện thực hiện trước, sau đó mới triển khai đại trà toàn tỉnh; xây dựng mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố có ít nhất 1 chuyên viên phụ trách bộ môn tiếng Anh. Mỗi trường phổ thông trung học có một tổ giáo viên Tiếng Anh; tổ chức giao lưu, tham quan học tập tại một số nước nói tiếng Anh và đào tạo tiếng Anh có chất lượng, mời giáo viên tình nguyện của những nước nói tiếng Anh về giảng dạy ở các nhà trường phổ thông; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ.

Tỉnh Lào Cai hết sức coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó xác định ngoại ngữ không chỉ là công cụ học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện làm việc, giao tiếp, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội./.


Lâm Tú

Tin Liên Quan

Kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XVI thông qua 9 nghị quyết

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình làm việc đề ra.

Thanh niên Lào Cai: Bước tiến nổi bật trong phong trào khởi nghiệp

Trong bối cảnh khởi nghiệp đang trở thành xu hướng toàn cầu, thanh niên Lào Cai đã chứng minh khả năng bắt nhịp và vượt qua thách thức để đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chuyển đổi số mở ra không gian mới cho sự phát triển của Lào Cai

Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của thời đại. Sớm nắm bắt và triển khai sẽ mang lại cơ hội lớn cho tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm qua, Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai đã tập trung cho công tác lãnh chỉ đạo nhằm phát huy...

Khai mạc Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh) HĐND tỉnh khóa XVI

Chiều 30/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp giải quyết công việc phát sinh).

Đồng chí Nguyễn Minh Tiến được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai

Chiều 30/9, tại thành phố Lào Cai, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.

Lào Cai có 2 thanh niên được vinh danh "Gương thanh niên sống đẹp" năm 2024

Anh Bàn Văn Lư, cán bộ Công an xã Tân Tiến, huyện Bảo Yên và anh Ma Seo Chứ, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 2 trong số 20 thanh niên được Trung ương Hội LHTN Việt Nam vinh danh "Gương thanh niên sống đẹp" năm 2024.