Chợ trâu Cán Cấu

Chợ Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) cũng như các chợ phiên vùng cao khác, có khu bán sản vật của địa phương, có khu bán vật dụng thiết yếu cho gia đình, có khu ẩm thực... nhưng thu hút và hấp dẫn nhiều người nhất là khu dành cho mua bán trâu.

Chợ phiên Cán Cấu họp vào mỗi thứ 7 hàng tuần. 7 giờ sáng, chợ đã rực rỡ sắc màu. Dưới khu vực chợ trâu, hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… đã “tụ” về. Gần đây chợ đã trở thành trung tâm mua bán trâu, bò, ngựa… phục vụ nhu cầu sản xuất của bà con cũng như nhu cầu làm thuốc, làm thực phẩm của nhân dân các vùng dưới xuôi.



Chợ trâu Cán Cấu.

Chợ không chỉ là nơi thu hút các thương lái đến mua bán mà cả những người dân và du khách hiếu kỳ cũng đến xem nhộn nhịp. Càng gần trưa, chợ trâu Cán Cấu càng đông, nhiều người phải dắt trâu xuống buộc ở khoảnh đất phía dưới. Phía cuối chợ, cảnh trao đổi, mua bán trâu diễn ra khá náo nhiệt.

Cái sự lạ của khu chợ không chỉ ở mỗi phiên hàng trăm con trâu bình thản chờ đợi được mua, được bán mà mọi người còn được tìm hiểu cách thức chăm sóc trâu của đồng bào dân tộc nơi đây cũng như phương thức canh tác và mua bán trong chợ.

Với đồng bào, nếu bán được giá thì tốt, còn không được giá là họ dứt khoát mang về, cũng chẳng ai thấy buồn vì họ coi đó là dịp để khoe đàn trâu của gia đình và phiên sau lại tiếp tục mang đến chợ. Còn với thương lái, dù rất muốn mua được rẻ song họ luôn giữ uy tín để làm ăn lâu dài. Chợ cũng đã hình thành một nhóm người Mông thông thạo tiếng Kinh, tiếng Quan hỏa, thông thạo buôn bán, giao dịch làm cầu nối giữa người mua, nguời bán.

Chợ trâu Cán Cấu không chỉ phát huy truyền thống, lợi thế của đồng bào trong việc chăn nuôi đại gia súc mà còn góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, thu hút các thành phần kinh tế đến với vùng cao, giới thiệu vùng cao với đồng bằng, trung du.

Với hàng trăm con trâu mỗi phiên chợ được chuyển về xuôi, đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng, chợ trâu Cán Cấu đang đòi hỏi phải duy trì lâu dài và phát triển thành hàng hóa. Do đó, ngoài việc tận dụng lao động, đất đai, thiên nhiên còn rất cần các cấp, các ngành Trung ương và địa phương có kế hoạch đầu tư cho chăn nuôi trâu để đàn trâu của các xã vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… ngày càng tăng, đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội./.
Minh Phượng

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.