Y Tý giữ gìn bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống

Nhớ những ngày tháng Tư, ngược Y Tý (Bát Xát), không chỉ ngắm hoa đỗ quyên nở, ngắm những tràn ruộng bậc thang bước vào mùa đổ nước ẩn hiện trong mây mù, tôi còn được đắm chìm trong bản sắc văn hóa của người Hà Nhì nơi đây.
 
Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày Thìn tháng 2  âm lịch, cả bản người Hà Nhì rộn ràng trong ngày tết truyền thống riêng, độc đáo của dân tộc mình, Tết “Gạ ma o”. Những nghi lễ, phong tục truyền thống lâu đời của người Hà Nhì gần như được giữ nguyên bản trong Tết tháng Hai với mong ước cầu một năm mới chăn nuôi phát triển, anh em, con cháu thuận hòa.

Trong ngày tết của dân tộc, đồng bào Hà Nhì cùng nhau tổ chức bày cỗ, mổ lợn, làm nhiều món ăn trong không khí náo nức, đoàn kết thân tình với những lời chúc tốt đẹp. Mâm cỗ cúng không cầu kỳ, đều do bàn tay của người dân trong bản tự chế biến theo ý nghĩa thành tâm cầu mong thần rừng phù hộ, bảo vệ dân bản một năm nhiều sức khỏe, hạnh phúc và may mắn. Cũng trong Tết “Gạ ma o”, các bài hát, điệu múa dân gian mang đậm bản sắc của người Hà Nhì cũng được biểu diễn để nhắc nhau cùng gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc.
 


Lễ hội Khu già già của người Hà Nhì.

Đồng chí Ly Giờ Có, Bí thư Đảng ủy xã Y Tý cho biết: Trước yêu cầu bức thiết về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, Đảng bộ, chính quyền xã Y Tý đã chú trọng đến công tác xây dựng bản, làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến. Các ban, ngành, đoàn thể trong xã đã phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng làng, bản không có tệ nạn xã hội, các gia đình không sinh con thứ 3 để chăm sóc nuôi dưỡng con tốt; không tảo hôn và thách cưới cao; việc hiếu, hỉ đảm bảo thuần phong mỹ tục và theo nếp sống mới; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống...

Là người uy tín trong cộng đồng, đóng góp không nhỏ trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì, ông Chu Che Xá, Trưởng thôn Lao Chải 1, xã Y Tý cho biết: Thời gian qua, tôi đã tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các đoàn thể, cán bộ công chức xã, thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc trên địa bàn xã đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đến nay, nhân dân trong xã đã từng bước xóa bỏ và đẩy lùi nhiều hủ tục, tích cực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, góp phần xây dựng làng bản không có tệ nạn xã hội; thôn Lao Chải năm nào cũng tổ chức thành công Tết tháng 2 và lễ hội “Khu già già” ngay tại bản...

Cùng với Tết tháng 2, đồng bào Hà Nhì còn có lễ hội “Khu già già” được tổ chức vào dịp tháng 6 âm lịch hằng năm, với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tại lễ hội, mọi người được tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ... cùng tham gia mổ trâu để dâng cúng thần rừng (đây là nghi lễ truyền thống vẫn còn gìn giữ từ lâu đời, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc). Mỗi thôn tổ chức họp bàn và thống nhất mua trâu về mổ, tùy thuộc vào đóng góp của các gia đình. Ngoài phần thịt dâng lễ cúng, thịt trâu còn lại được chia đều cho tất cả các hộ trong thôn để tiến hành cúng tại gia đình.

Nhờ được gìn giữ và bảo tồn có hiệu quả nên lễ hội Khu già già đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhờ nêu cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, đồng bào Hà Nhì ở Y Tý đã gìn giữ, tổ chức được nhiều lễ hội truyền thống, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, tạo nên nét riêng của vùng đất du lịch giàu bản sắc.

Ngày nay, đến với Y Tý, bạn không những được ngắm rừng già nguyên sinh, ruộng bậc thang kỳ vỹ ẩn hiện trong mây, nếp nhà tường trình đất độc đáo... mà còn được khám phá kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là của dân tộc Hà Nhì./.
Theo Thanh Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.