Triển vọng xuất khẩu dệt may Việt Nam

Năm 2013, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn nhưng với nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp, ngành Dệt may Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng với tỷ lệ 25%, dự kiến doanh thu đạt khoảng 25 tỷ USD, xuất khẩu đạt 19-19,5 tỷ USD.
Dự báo ngành Dệt may Việt Nam 2013 sẽ tăng trưởng
với tỷ lệ 25%. (Ảnh:sggp.org.vn)
 Trong giai đoạn 2016-2020, ngành Dệt may sẽ phát triển theo chiều sâu, tiếp cận người tiêu dùng bằng cách giành thế chủ động, hướng tới các phương thức sản xuất cao hơn như ODM (Original Designed Manufacturer)[1] , kiện toàn phát triển nội lực nhằm giảm lượng nguyên liệu nhập khẩu để gia tăng giá trị. Triển vọng dệt may Việt Nam sẽ đứng trong Top 3 các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, sẽ có từ 5%-7% các thương hiệu lớn hội nhập với thị trường thế giới.

Để thực hiện các mục tiêu trên, đội ngũ các nhà quản trị dệt may Việt Nam phải có tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Đề ra các chiến lược nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm thông qua cải tiến công nghệ, mẫu mã, chuyển từ gia công thuần túy trước đây sang FOB, từ một nước nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, hầu như nhập khẩu nguyên phụ liệu 100% thì hiện đã giảm xuống còn 50-55% và là bước chuyển đổi để các doanh nghiệp dệt và sợi thế giới tạo niềm tin và mở rộng hợp tác với Việt Nam. Đồng thời, kêu gọi các nhà sản xuất sợi dệt nhuộm thế giới, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược này của Việt Nam và các sản phẩm cao cấp. Các doanh nghiệp cần tăng cường áp dụng các công nghệ quản lý cao cấp nhằm tăng năng suất lao động, phấn đấu đứng trong top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới.

Các thị trường xuất khẩu chính của dệt may vẫn là: Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Năm 2013, mục tiêu tăng xuất khẩu vào châu Âu từ 5%-6%; vào thị trường Mỹ từ 12%-14%; vào thị trường Hàn Quốc khoảng 25%; và tăng thêm thị phần ở các thị trường mới. Mặc dù thị phần xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thấp nhưng tăng trưởng xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản vẫn ổn định. Hiện, Nhật Bản chiếm hơn 13% thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam. Mục tiêu gia tăng thị phần ở thị trường Nhật Bản sẽ đạt được trong tương lai khi mà Việt Nam - Nhật Bản ký Hiệp định thuế quan ưu đãi. Thêm vào đó, làn sóng dịch chuyển sản xuất dệt may của Nhật Bản từ Trung Quốc sẽ tạo cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.

Trong bối cảnh khi kinh tế khó khăn, công tác phát triển thị trường đang nổi lên thành một vấn đề được quan tâm hơn. Phát triển thị trường để có được nhãn hiệu của doanh nghiệp trên chính sản phẩm của mình nhằm xây dựng được những thương hiệu Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khoảng 7% (2013) thì ngành Dệt may cần tập trung giải quyết 3 vấn đề chính, đó là: 1) tìm kiếm thêm thị trường mới. Bên cạnh những thị trường truyền thống, cần phải mở thêm những thị trường mới. Muốn vậy, phải làm tốt hơn các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm tại nước ngoài đồng thời đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng ngay tại các chương trình xúc tiến thương mại; 2) tập trung mở rộng thị trường trong nước. Tiếp tục hoạt động như đưa hàng dệt may về nông thôn, mở rộng các hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may tới các tỉnh, thành địa phương trên cả nước. Năm 2013, mục tiêu toàn ngành Dệt may sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 50% (so với 45% năm 2011 và 49% năm 2012); 3) khai thác triệt để thị trường chủ lực. Bên cạnh những cơ hội mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần khai thác triệt để các thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu và phải ứng phó trước thách thức không nhỏ về giá cả, nhu cầu thị trường, sự thay đổi xu hướng tiêu dùng châu Âu.

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giúp dệt may Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn. Theo Hiệp định, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có dệt may) sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất. Nhờ vậy, xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% nếu đáp ứng được yêu cầu xuất xứ. Đây chính là sức hấp dẫn để nhà nhập khẩu quyết định chuyển sản xuất, tăng cường đơn hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ vậy, thị phần xuất khẩu tới Nhật Bản sẽ tăng lên 20% năm 2013. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị dò kim để đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu Nhật Bản, thời gian tới sẽ không còn khái niệm “Trung Quốc + 1” (90% sản xuất tại Trung Quốc, 10% còn lại sản xuất ở các nước khác), khả năng dịch chuyển sản xuất dệt may khỏi Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng lên 20%-30% về thị phần. Khi đó, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ vượt qua cả thị trường EU hiện đang chiếm khoảng 16% thị phần của dệt may Việt Nam.

Năm 2013 tiếp tục là năm còn nhiều bất ổn. Tăng trưởng của Nhật Bản và Châu Âu vào khoảng 0,2%-0,3%. Điều đó chứng tỏ quy mô thị trường và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa chưa thực sự sáng sủa. Vì vậy, muốn duy trì được mức độ tăng trưởng thì dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều trở ngại không chỉ là trở ngại về qui mô thị trường mà còn là những cạnh tranh của các đối thủ khác. Cùng với mục tiêu tăng xuất khẩu khoảng 19 tỷ USD trong năm 2013, ngành Dệt may dự kiến sẽ tạo thêm 200.000 chỗ việc làm mới. Tổng nhu cầu dệt may toàn thế giới sẽ tăng 2,32% (khoảng 713 tỷ USD) năm 2013. Dự kiến đến năm 2015 xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ tăng lên 13 tỷ USD và đến năm 2020 sẽ là 22 tỷ USD (gấp 3 lần năm 2012).

Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP). Khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ là nằm trong nhóm 9 thành viên của TPP và doanh nghiệp Dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội được ưu đãi miễn thuế vào Mỹ. Khi đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 25-27 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, để có được ưu đãi, tỷ lệ nội địa hóa phải chiếm khoảng 60%. Điều này là khó khăn không nhỏ đối với dệt may Việt Nam.

[1] ODM là nhà sản xuất thiết kế gốc. Theo phương thức sản xuất này, nhà sản xuất cung cấp cho khách hàng tất cả mọi dịch vụ liên quan đến sản phẩm như nghiên cứu và phát triển, định hướng sản phẩm cũng như sản xuất. Khách hàng chỉ cung cấp cho nhà sản xuất chức năng yêu cầu, hiệu xuất hoặc thậm chí ch��� cung cấp một khái niệm và nhà sản xuất sẽ thực hiện thành sản phẩm .
 
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...