Phải coi an ninh của ASEAN như của nước mình

Đây là một nội dung quan trọng trong phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam  tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 9 (ADMM-9) tổ chức tại Malaysia ngày 16/3.

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

 

Phát biểu tại Hội nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Hội nghị ADMM-9 diễn ra vào thời điểm hết sức quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho xây dựng tầm nhìn sau năm 2015 về lĩnh vực quốc phòng.

Việt Nam hết sức ủng hộ nước Chủ tịch - Malaysia hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, đồng thời một lần nữa khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, tích cực thúc đẩy hợp tác mọi mặt trong ASEAN.

Trên tinh thần đó, cũng như tiếp nối các hoạt động hợp tác thực chất mà các nước ASEAN đã và đang cam kết sẽ triển khai thời gian tới, Đại tướng Phùng Quang Thanh đề xuất một số nội dung hợp tác cho ADMM trong thời gian tới:

Một là, đề cao sự chân thành và trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc đảm bảo và duy trì hoà bình, ổn định và an ninh, an toàn trong khu vực; coi an ninh của Cộng đồng ASEAN cũng như an ninh của quốc gia mình; tiếp tục củng cố lập trường chung của ASEAN về kiềm chế, không sử dụng vũ lực trước trong giải quyết, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo Hiến chương LHQ, bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, ủng hộ các nhà ngoại giao đàm phán thực chất để sớm đạt được COC.

Hai là, tăng cường vai trò của ADMM thông qua cách tiếp cận về an ninh toàn diện ASEAN đang hình thành và nâng cao hiệu quả thực chất của các hoạt động trong khuôn khổ ADMM. Theo đó, chúng ta cần tiếp tục ưu tiên củng cố quan hệ quốc phòng song phương giữa các nước để nhân rộng hợp tác trong ASEAN và ra ngoài khu vực; các nước chúng ta tiếp tục nỗ lực bảo đảm an ninh quốc gia mình và đóng góp cho an ninh chung khu vực; phát huy ADMM làm nòng cốt thúc đẩy các hoạt động hợp tác tiếp theo trong ADMM+.

Ba là, tăng cường quan hệ song phương về quốc phòng giữa các quốc gia ASEAN, trong đó chú trọng tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp xây dựng lòng tin, ngăn ngừa và quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến va chạm và xung đột thông qua các biện pháp tham vấn, trao đổi thông tin, sử dụng đường dây liên lạc trực tiếp, tiếp xúc cấp cao và thúc đẩy hoạt động chung  giữa các lực lượng quân đội cũng như tăng cường phối hợp quân - dân sự (trước mắt có thể ưu tiên các hoạt động góp phần tăng cường hợp tác an ninh biển, nhất là hợp tác tìm kiếm cứu nạn ở khu vực). Trong quan hệ song phương giữa các quốc gia ASEAN, tránh không làm phương hại đến an ninh của các quốc gia khác và không để xảy ra hiểu lầm trong quan hệ, nhất là trong quan hệ với các cường quốc.

Về đề xuất một số điểm cụ thể, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết nhân dịp kỷ niệm 10 năm hoạt động hợp tác ADMM vào năm 2016, đề nghị có đánh giá tổng kết và kiến nghị định hướng cho ADMM trong giai đoạn phát triển 5-10 năm tiếp theo. Ngoài ra, bên lề Hội nghị ADMM-10, nước Chủ tịch cũng có thể xem xét tổ chức một hình thức Kỷ niệm phù hợp và thiết thực.

Nhằm chủ động đối phó với những thách thức mới nổi lên, đề nghị xác lập một cơ chế ứng phó kịp thời với những vấn đề an ninh phi truyền thống nảy sinh ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường an ninh và phát triển của cộng đồng ASEAN. Ví dụ như khi có lũ lụt, động đất, thiên tai, khi nước chủ nhà có yêu cầu, Tổng Thư ký ASEAN và Chủ tịch ASEAN có thể kêu gọi và ASEAN sẵn sàng cử lực lượng quân sự tham gia hỗ trợ, ứng phó.

Để đóng góp vào nỗ lực bảo đảm an ninh biển nói chung, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức 1 hội thảo về chống cướp biển trong khuôn khổ các nước ASEAN vào cuối năm, nhằm chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực này./.

 

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên