Văn học Việt Nam thể hiện và hướng đến tình hữu nghị, hợp tác, phát triển

Sáng 2/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai mạc "Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần III” với chủ đề "Văn học Việt Nam, biểu hiện rực rỡ của khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc con người”.

Tham dự khai mạc "Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần III” có các đồng chí: TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Trương Quang Được, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; Hà Đăng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… cùng 151 đại biểu quốc tế đến từ 43 quốc gia và vùng lãnh thổ; các nhà văn, nhà thơ, dịch giả tiêu biểu trên cả nước.

 

 TS. Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban
Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
 phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: HN)


Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam là cơ hội giới thiệu rộng rãi, cung cấp một tầm nhìn tổng thể về thành tựu, giá trị, bản sắc độc đáo của văn học Việt Nam với bạn bè quốc tế, làm cơ sở cho việc lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu để tổ chức dịch thuật, xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, giúp nhân dân thế giới hiểu biết thêm về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và ủng hộ của nhân dân thế giới với nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Vũ Ngọc Hoàng khẳng định: Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam thể hiện và hướng đến tình hữu nghị, hợp tác và phát triển; một hội nghị tiếp biến văn hóa, chia sẻ, nhân lên và làm lan tỏa các giá trị nhân văn của các nền văn hóa từ các quốc gia và các châu lục trên thế giới… Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời trong đó văn học giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Việt Nam có một nền văn học dân gian phong phú, gồm các huyền thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết… và khi người Việt có chữ viết thì liền sau đó là sự phát triển của văn chương bác học. Điều đáng kể là các vị vua anh minh, các nhà chính trị kiệt xuất của đất nước qua các thời kỳ đều là những nhà thơ lớn. Thơ văn đã giúp họ dựng nước và giữ nước… Người Việt Nam yêu văn chương, làm văn chương bởi văn chương là nơi lưu giữ ký ức, làm phong phú tâm hồn dân tộc, giúp dân tộc trường tồn, phát triển và hoàn thiện chính mình.

 

 

 Đại biểu các đoàn khách quốc tế tại Hội nghị. (Ảnh: HN)


Trong quá trình hội nhập và phát triển, văn học Việt Nam với bản sắc rất riêng được tiếp xúc, tiếp biến, giao thoa, chịu ảnh hưởng của các nền văn học lớn trên thế giới. Việt Nam quan niệm rằng, một nền văn hóa dân tộc chỉ có thể hoàn thiện trong quá trình tiếp biến với các nền văn hóa khác, phải biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại... Trong nhiều thập niên qua, những tác phẩm văn học xuất sắc của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… cùng một số nhà văn Việt Nam hiện đại được chuyển ngữ, giới thiệu tại một số quốc gia trên thế giới, nhưng nhìn chung còn thưa thớt. Chính từ sự hạn chế này, Đảng và Nhà nước đã ủng hộ việc thành lập Trung tâm dịch thuật để giới thiệu văn học Việt Nam đến với thế giới và hy vọng Trung tâm sớm đi vào hoạt động có hiệu quả.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh: Được nuôi dưỡng từ kho tàng vô giá của văn học dân gian, nền văn học Việt Nam có lịch sử lâu đời, độc đáo về bản sắc và luôn luôn phát triển với tư thế mở. Đó là nền văn học thấm nhuần tư tưởng nhập thế tích cực và chủ nghĩa nhân văn sâu đậm; luôn luôn gắn bó với số phận con người, chia sẻ, nâng đỡ những con người bất hạnh trong cuộc sống, không ngừng chống lại cái xấu, cái ác, hoàn thiện con người và đạo đức xã hội; đó là một nền văn học xả thân vì vận mệnh đất nước, rực cháy chủ nghĩa yêu nước, độc lập tự do…

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: Việc duy trì tổ chức Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam là một hướng đi đúng, thức dậy nhiều tiềm năng và mang lại những hiệu quả bước đầu. Qua mỗi kỳ Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam, số tác phẩm của các nhà văn Việt Nam được dịch ra thế giới ngày càng nhiều. Gần đây nhất là những tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhiều nhà văn cổ điển và hiện đại Việt Nam được giới thiệu ở Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc… Với hi vọng là đối tác giao lưu văn hóa trên tinh thần bình đẳng và thân thiện, Việt Nam luôn mong muốn hiểu biết thế giới và cũng có nhu cầu quảng bá để thế giới biết đến Việt Nam.

Tại Hội nghị, các đại biểu khẳng định: Văn học Việt Nam là nền văn học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn, gắn bó với số phận con người, góp phần hoàn thiện con người và đạo đức xã hội. Văn học Việt Nam là một nền văn học suốt cả chiều dài lịch sử luôn đi chung đường với Tổ quốc mình, chủ đề truyền thống là tinh thần yêu nước, giải phóng đất nước, con người. Văn học Việt Nam góp phần to lớn cho Tổ quốc và đóng góp quan trọng cho văn học thế giới, văn học vì sự tiến bộ của loài người… Đồng thời, văn học Việt Nam cũng là nền văn học được cộng hưởng tinh hoa của các dân tộc anh em, thống nhất trong đa dạng văn hóa. Việc chủ động hội nhập văn học được coi như nguyên tắc của sự phát triển và không bị gián đoạn, ngay cả trong thời kì chiến tranh.

Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan thơ Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 02/3 đến 07/3/2015 tại Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh. Tiếp đó, các nhà văn, nhà thơ quốc tế sẽ tham dự Ngày thơ Việt Nam 2015 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) vào đúng Rằm tháng Giêng./.

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...