Đối ngoại 2014: Chủ động, toàn diện, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam

Trong năm 2014, công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân đã triển khai tích cực chủ động toàn diện mang lại nhiều kết quả quan trọng. Hoạt động đối ngoại sôi động, mang tính chiến lược quan trọng trải dài trên các khu vực từ song phương đến đa phương đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh Truyền hình Quốc hội.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2014, Việt Nam đã tích cực đưa quan hệ với các nước láng giềng, có vai trò quan trọng đi vào chiều sâu ổn định và có hiệu quả. Các hoạt động đa phương đã chuyển từ tham gia sang tích cực, chủ động xây dựng, định hình các khuôn khổ của ngoại giao đa phương, đưa vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới. Trong năm 2014, sự phối hợp của các bộ ngành, nhất là giữa Ngoại giao, Quốc phòng, An ninh, Truyền thông đã tạo mặt trận quan trọng trong bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Đánh giá về những thành tựu đối ngoại nổi bật của nước ta trong năm 2014, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Năm 2014, tình hình trên thế giới và khu vực diễn biến rất phức tạp và bất ổn, thu hút sự quan tâm không những ở Việt Nam mà ở cả các nước khác trên thế giới. Trong khi đó, kinh tế thế giới có phục hồi nhưng chậm. Tất cả những điều đó đều có tác động đến môi trường hòa bình, phát triển của Việt Nam.

Trong bối cảnh như vậy, các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã được triển khai toàn diện, rộng khắp từ song phương đến đa phương và thu được nhiều kết quả tích cực, quan trọng là đóng góp vào mục tiêu duy trì môi trường hòa bình, ổn định đồng thời góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Năm 2014, chúng ta đã triển khai rất tích cực các mối quan hệ. Chúng ta đã đưa các mối quan hệ đã được định hình về khuôn khổ quan hệ trong những năm trước, như quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ đối tác toàn diện, đi vào chiều sâu và hiệu quả. Qua đó tăng cường sự tin cậy về chính trị, hiệu quả về kinh tế.

Cụ thể, ta đã đẩy mạnh quan hệ với Lào, Campuchia trên cơ sở tăng cường sự tin cậy về chính trị, kinh tế; hay các đối tác chiến lược như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc; quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ… Trên thực tế, hợp tác kinh tế với các nước này đều tăng nhanh, thể hiện qua kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược và toàn diện tăng trung bình khoảng 20%. Đó là kết quả cụ thể của việc chúng ta đưa quan hệ với các nước đối tác chiến lược và toàn diện đi vào chiều sâu.

Trên bình diện đa phương, chúng ta đã chuyển từ việc tham gia sang chủ động tích cực, đóng góp vào xây dựng khuôn khổ của các cơ chế đa phương. Việt Nam đã nêu nhiều sáng kiến góp phần tích cực vào xây dựng luật chơi của các khuôn khổ diễn đàn đa phương như trong ASEAN, ASEM hay APEC…

Điều đáng nói là trong năm 2014, hoạt động đối ngoại cũng đã tập trung vào việc gìn giữ, bảo vệ quyền, chủ quyền của chúng ta ở Biển Đông và hoạt động này đã đạt kết quả rất tích cực.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, chính sách đối ngoại của chúng ta luôn luôn thực hiện hai mục tiêu đó là duy trì hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước nhưng đồng thời đóng góp vào bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trong đó có quyền, chủ quyền trên biển.

Trong năm 2014, tình hình diễn biến phức tạp ở Biển Đông và có thể nói là phức tạp nhất từ năm 1988 hay 1991 trở lại đây. Với chủ trương bảo vệ cương quyết quyền, chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chúng ta đã triển khai đấu tranh trên thực địa, đồng thời lấy đấu tranh chính trị, ngoại giao làm mặt trận chính. Bởi phương châm của chúng ta là đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình.

Trong quá trình đó hoạt động ngoại giao đã được triển khai rất quyết liệt, tích cực thông qua đối thoạt trực tiếp với Trung Quốc. Và chúng ta luôn luôn duy trì các cuộc trao đổi, với hơn 40 cuộc từ tất cả các cấp, đã đóng góp vào việc đấu tranh, thể hiện quyết tâm đấu tranh bằng biện pháp hòa bình thông qua luật pháp quốc tế. Đồng thời, chúng ta làm cho bạn bè thế giới, các nước hiểu, ủng hộ lập trường của Việt Nam trong lập trường đối với vấn đề Biển Đông; cũng như quyết tâm đấu tranh của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Phó Thủ tướng cũng chia sẻ, là đại biểu Quốc hội, ông đã có dịp đi tiếp xúc với cử tri các xã, các huyện của Quảng Ninh từ vùng đồng bằng cho đến miền núi cũng như ở vùng biển và biên giới. Có thể nói cử tri tỉnh Quảng Ninh mà Phó Thủ tướng tiếp xúc có sự quan tâm rất sâu sắc đến quan hệ, chính sách đối ngoại của chúng ta với các nước, làm sao duy trì môi trường hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước. Từ đó tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, người dân được sống yên ổn, để làm ăn sinh sống, làm giàu. Có thể nói qua các tiếp xúc, cử tri đều mong muốn Đảng, Nhà nước triển khai chính sách đối ngoại chủ động tích cực và thúc đẩy quan hệ với các nước. Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc, việc duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc cũng như quan hệ giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc là mong muốn của người dân, của cử tri.

Người dân, cử tri rất đồng lòng với chính sách của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là trong năm 2014 với những diễn biến xảy ra ở Biển Đông và hoàn toàn tin tưởng đối với Đảng, Nhà nước đã có những chính sách phù hợp để giải quyết vấn đề.

Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...