200 quốc gia nhất trí về thỏa thuận cơ sở chống biến đổi khí hậu

Tuy vậy, các bên liên quan vẫn “để lại” một số thỏa thuận được cho là gai góc liên quan đến việc giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trái đất hiện nay.

Sau 6 ngày đàm phán đầy căng thẳng, các nhà đàm phán của gần 200 quốc gia tham dự hội nghị của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu diễn ra tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) hôm qua (13/2) đã nhất trí về dự thảo thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mới dài 86 trang, thay thế cho Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2020.

Thách thức chống biến đổi khí hậu.

Đây là thông tin được bà Christiana Figueres, người đứng đầu Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) công bố tại cuộc họp báo cùng ngày. Tuy nhiên, theo bà Figueres, các bên liên quan vẫn “trừ lại” một số thỏa thuận được cho là gai góc liên quan đến cách thức giới hạn sự gia tăng nhiệt độ trái đất hiện nay.

Mục tiêu của Hội nghị Geneva kéo dài 6 ngày qua là rút ngắn văn kiện mà các nhà đàm phán đạt được tại Hội nghị bộ trưởng thường niên các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) ở thủ đô Lima của Peru tháng 12/2014 thành một “văn bản thương lượng”, làm đường hướng cho các cuộc đàm phán từ nay đến tháng 12/2015, thời điểm ký thỏa thuận chống biến đổi khí hậu mới đã được các nước nhất trí năm 2011.

Các nhà đàm phán phải đưa ra dự thảo thỏa thuận mới vào cuối tháng 5 tới để thông qua lần cuối tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ diễn ra ở thủ đô Paris của Pháp vào cuối năm nay.

Để được các nước ký kết, thỏa thuận mới phải có hiệu lực từ năm 2020 với nội dung thúc đẩy mục tiêu của Liên Hợp Quốc về hạn chế khí hậu toàn cầu nóng lên thêm 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Các nước tham gia phải trình cam kết cắt giảm khí thải trước Hội nghị Paris vài tháng.

Các nhà khoa học cảnh báo với tốc độ thải khí dioxide carbon (CO2) gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay, thế giới sẽ đứng trước các thảm họa lụt, bão, hạn hán và nước biển dâng cao.

Tổ chức Khí tượng học Thế giới vừa cho biết năm 2014 là năm nóng kỷ lục, một phần do Trái Đất tiếp tục nóng lên. Trong khi đó, đến nay, các nước tham gia đàm phán vẫn bất đồng về cách thức chống biến đổi khí hậu, chủ yếu liên quan đến hạn ngạch khí thải CO2 của các nước giàu./.

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.