Biển và người Việt thời cổ đại

Đi tìm câu trả lời người Việt làm chủ và khai thác Biển Đông từ lúc nào, các nhà khoa học không chỉ dựa vào niềm tin truyền thuyết mà phải căn cứ vào bằng chứng từ những cổ vật.
Khai thác đảo

Có lẽ người cổ nước ta biết khai thác biển, đảo từ thời văn hóa Hòa Bình, cách đây vạn năm.

Kết quả khai quật mới nhất tại các hang động khu vực Tràng An, Ninh Bình của các nhà khoa học Anh và Việt Nam cho thấy nơi đây lúc ngập nước, biển dâng theo hiện tượng mà địa chất có tên gọi là “biển tiến”, người ta đã khai thác hải sản làm thức ăn, nước biển rút, người ta lại khai thác ốc núi. Người xưa đã “sống chung với biển” và khai thác sản vật biển một cách đơn sơ quanh “vịnh biển Tràng An” từ buổi ấy.

 Muộn hơn vài ngàn năm, họ đã tận lực khai thác biển hơn. Món ăn khoái khẩu lúc này là sò và điệp từ biển. Ăn xong vứt vỏ tại chỗ ở. Vì thế mà ngày nay, người ta còn gặp những đống vỏ sò điệp dày vài mét ở vùng Quỳnh Văn (Nghệ An), Thạch Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Quảng Bình). Các nền văn hóa cồn sò điệp này là bằng chứng của việc người xưa dựa vào biển để sinh tồn.

Cùng với việc khai thác ven biển, người xưa còn khai thác các đảo. Trong văn hóa Hạ Long, cách đây 4.000 năm, có những di tích nằm giữa biển khơi, trên đảo. Phải có thuyền hoặc bè mới ra được đảo. Vì thế, ắt hẳn người xưa đã biết làm thuyền bè từ thời buổi ấy. Các nhà khoa học lại biết được người xưa không chỉ đánh bắt cá trên mặt biển, mà còn biết khai thác vùng đáy biển. Dấu tích chinh phục đảo rõ rệt thuộc về người cổ ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Họ là những cư dân thuộc văn hóa Sa Huỳnh, tiền nhân của người Chăm, cũng là một thành tố sau này nhập vào dân tộc Việt. Lý Sơn cách đất liền vài chục km, nhưng đã có người Sa Huỳnh cư trú lâu dài ở làng cổ Xóm Ốc và Suối Chình vào thời điểm 2.000 năm trước.
 

Mô hình một con tàu đi biển thế kỷ 18 trong con tàu đắm  Cà Mau
 
Giao lưu văn hóa đường biển

Trình độ đi biển rất giỏi của người Sa Huỳnh thể hiện ở việc họ đã dùng thuyền bè băng ngang Biển Đông đến vùng quần đảo Trường Sa. Cuộc khai quật 50m2 đảo Trường Sa Lớn của Viện Khảo cổ trước đây đã tìm được những mảnh gốm có phong cách Sa Huỳnh. Một số đồ trang sức Sa Huỳnh điển hình như khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu nhọn có mặt ở hang Ta Bon của đảo này. Những khuyên tai đặc biệt này còn tìm thấy được ở Thái Lan, Đài Loan do giao lưu văn hóa theo đường biển.
 

Đĩa gốm men Arita, Nhật Bản.

Cư dân Đông Sơn cũng là cư dân đi biển giỏi không kém cư dân Sa Huỳnh, thậm chí họ còn đi tới những vùng biển xa hơn, mà bằng chứng là họ mang những trống đồng Đông Sơn đi đến nhiều đảo ở Indonesia, đến vùng biển Malaysia, Thái Lan. Một chiếc trống đồng minh khí chôn trong ngôi mộ ở tỉnh Chiết Giang, cửa sông Trường Giang (Trung Quốc) là bằng chứng giao lưu xa nhất về phía bắc của người Đông Sơn theo đường biển.

Ngoài việc khai thác Biển Đông ở khía cạnh sản vật và giao lưu đây đó trên biển, cha ông ta lập ra những cảng biển để thuyền bè nước ngoài đến buôn bán với nhau và với người bản địa. Những thương cảng lớn như Vân Đồn đã được ghi nhận trong sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: Năm Kỷ Tỵ (1149) dưới thời Vua Lý Anh Tông, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (tức đảo Java, Indonesia), Lộ Lạc, Xiêm La (tức Thái Lan) vào Hải Đông (Quảng Ninh) xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quý. Một thương cảng lớn nữa ở “đàng trong” thời Trịnh-Nguyễn phân tranh là Hội An.
 

Một phần của bức tranh cuốn Jyomyo tả cảnh Hội An thế kỷ 17.
Từ nhiều bằng chứng xác thực, nhất là bằng chứng cổ vật đã chứng minh người Việt Nam cổ đại đã chinh phục và khai thác Biển Đông, các hòn đảo từ ngàn, vạn năm qua./.
PGS.TS Trịnh Sinh
 

 
(Theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...