Việt Nam cam kết cải thiện môi trường đầu tư

Trong khuôn khổ các hoạt động tại WEF Davos 2015, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu bật sự phục hồi rất tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, trọng tâm cải cách và hội nhập kinh tế trong thời gian tới; khẳng định cam kết của Chính phủ ta về cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời nhấn mạnh các cơ hội đầu tư sau khi hoàn tất đàm phán các FTA.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Phó Tổng thống Thụy Sĩ Schneider Amman     
Ảnh: VGP

Nhận lời mời của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới Klaus Schwab và được sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2015 tại Davos, Thụy Sỹ từ ngày 22 - 23/1/2015 (WEF Davos 2015).

Tham gia đoàn có Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch-Đầu tư.

Tham dự Hội nghị năm nay có hơn 2.500 đại biểu, trong đó khoảng 40 người đứng đầu nhà nước/chính phủ như Tổng thống Thụy Sĩ, Thủ tướng Đức, Pháp, Italia, Thụy Điển, Hà Lan, Trung Quốc…; các tổ chức quốc tế lớn như Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, OECD, Tổng Giám đốc WTO, Chủ tịch WB, Giám đốc điều hành IMF, Chủ tịch ADB…; và nhiều lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và học giả có uy tín trên thế giới.

Trong khu vực Đông Nam Á, có Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Malaysia Abul Razak tham dự.

 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự phiên Đối thoại Cấp cao về “Định hình nghị sự an ninh lương thực toàn cầu" - Ảnh: VGP

Với chủ đề “Bối cảnh toàn cầu mới”, Hội nghị đã diễn ra hơn 280 phiên thảo luận tập trung vào các nội dung chính: (i) Bối cảnh mới của kinh tế thế giới (triển vọng các nền kinh tế lớn, năng lượng, tài chính, công nghệ số, mô hình tăng trưởng...); (ii) Bối cảnh địa chính trị toàn cầu; (iii) Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, môi trường, chống đói nghèo... Hội nghị đánh giá kinh tế thế giới đang có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ. Kinh tế thế giới tuy đang trong thời kỳ phục hồi, song còn chưa bền vững và nhiều rủi ro, đặc biệt là tác động của căng thẳng địa-chính trị, giá dầu và đồng USD biến động khó lường.

Trước thềm Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015, ASEAN đã thu hút nhiều quan tâm tại Hội nghị.

Tại các phiên thảo luận về ASEAN, các đại biểu đều đánh giá tích cực cơ hội và tiềm năng của ASEAN sau khi hình thành một thị trường thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng. Các nhà lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định quyết tâm tiếp tục thúc đẩy hội nhập khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao sức cạnh tranh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào ASEAN và các nước thành viên ASEAN.

Trong gần 2 ngày dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã phát biểu và tham gia thảo luận tại 6 phiên họp về “Định hình nghị sự an ninh lương thực toàn cầu“, “Xác định ưu tiên cho năm 2015”, “Triển vọng địa-chính trị toàn cầu 2015”, “Chương trình nghị sự ASEAN, tham gia thảo luận do Hội đồng Kinh doanh ASEAN tổ chức và chủ trì Đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn về kinh tế Việt Nam (BIG).

Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng đã gặp Phó Tổng thống Thụy Sĩ Schneider Amman, Phó Thủ tướng Thái Lan Devacula Pridiyathorn, Đại diện Thương mại Mỹ M. Froman, Giám đốc điều hành WEF Philip Roesler, Hoàng hậu Hà Lan Maxima kiêm Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về tài chính bao trùm, Công tước xứ York-Hoàng tử Andrew (Anh), Chủ tịch JETRO, một số lãnh đạo tập đoàn lớn (UPS, Heineken, Standard-Chartered, Novartis…) và trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Reuters.

Trong các hoạt động này, Phó Thủ tướng đã nêu bật sự phục hồi rất tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, trọng tâm cải cách và hội nhập kinh tế trong thời gian tới; khẳng định cam kết của Chính phủ ta về cải thiện môi trường đầu tư; nhấn mạnh các cơ hội đầu tư sau khi hoàn tất đàm phán các FTA.

Tại phiên Đối thoại Cấp cao về “Định hình nghị sự an ninh lương thực toàn cầu“, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng tham gia phần thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong triển khai sáng kiến “Tầm nhìn mới cho nông nghiệp” thông qua hình thức đối tác công-tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.

 

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự phiên thảo luận về ASEAN - Ảnh: VGP

Tại các phiên thảo luận về ASEAN và an ninh-chính trị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN và khu vực; khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.

Các đối tác và lãnh đạo các tập đoàn quốc tế trong tiếp xúc với đoàn ta đều khẳng định coi trọng hợp tác với Việt Nam, đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng vào các cơ hội đầu tư sau khi Việt Nam hoàn tất đàm phán các FTA. Một số tập đoàn thông báo kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam và mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ, cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Lãnh đạo một số doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của WEF như Tập đoàn FPT, VinaCapital, Vingroup… đã tích cực tham gia các hoạt động tại Hội nghị WEF Davos 2015, góp phần tích cực thể hiện quyết tâm hội nhập, vươn ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam./.
Theo chinhphu.vn

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...