Đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các huyện nghèo

Sáng ngày 19/1, tại thành phố Lào Cai, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các tỉnh Tây Bắc.

Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Phạm Thị Hải Chuyền, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Trương Xuân Cừ, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc; đại diện một số bộ, ngành trung ương.

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh uỷ; Vũ Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo sở lao động, thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố và đại diện 46 huyện nghèo, trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động…

Đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu chào mừng.

Phát biểu chào mừng, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Những kết quả mà tỉnh Lào Cai đạt được thời gian qua là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là những cơ chế, chính sách thiết thực, hiệu quả cho 3 huyện nghèo của tỉnh. Trong thời gian tiếp theo, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, cả hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc với quyết tâm cao nhất để tấn công mạnh vào đói nghèo…

Theo Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định 71 ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020, đã có khoảng 9.500 lao động ở các huyện nghèo được đưa đi làm việc tại Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE, Đài Loan (Trung Quốc)... trong đó 95% là người lao động dân tộc thiểu số. Đa số người lao động đi làm việc ở nước ngoài có việc làm và thu nhập ổn định, trung bình từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng, một số thị trường khác có thu nhập cao hơn. Có khoảng 65 - 70% số hộ có người đi xuất khẩu lao động đã thoát nghèo…

Tuy nhiên, số lao động của 62 huyện nghèo được xuất khẩu còn quá thấp so với mục tiêu của Quyết định. Trung bình mỗi xã chỉ có khoảng 22 lao động đăng ký tham gia đề án, mỗi huyện chỉ có 325 người đăng ký. Số lao động thuộc hộ nghèo được đưa đi làm việc ở nước ngoài trung bình chỉ đạt 161 lao động/năm.

Đối với các tỉnh Tây Bắc, trong năm 2014 đã có 243.533 người được học nghề, bằng 12% tổng số người được đào tạo nghề trong cả nước, trong đó có 71.134 người dân tộc thiểu số; 13.128 người thuộc hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng theo thống kê sơ bộ đến cuối năm 2014 giảm xuống còn khoảng 18,5% (giảm hơn 3% so với năm 2013); tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại các huyện nghèo giảm xuống còn 32% (giảm hơn 5% so với năm 2013) đạt mục tiêu đề ra…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế trong thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo tại các huyện nghèo.

Báo cáo cũng xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động; đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các chính sách về giảm nghèo trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của khu vực.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các ngành, địa phương đạt được trong thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề và giảm nghèo những năm qua. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các địa phương cần tìm ra những nguyên nhân cơ bản khiến việc thực hiện Quyết định chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ các văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục, dạy nghề vừa được Quốc hội thông qua theo hướng tăng hỗ trợ, đầu tư cho bà con tham gia làm việc ở nước ngoài, chú trọng nội dung, phương pháp đào tạo phù hợp với phong tục, tập quán từng địa phương; đổi mới công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động để người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa thiết thực của xuất khẩu lao động với đời sống đồng bào.

Đối với chính sách giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng cho rằng vùng Tây Bắc và các huyện nghèo phải coi giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, phải tiến hành thường xuyên, liên tục, có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với đời sống, phong tục của từng địa phương. Rà soát, lồng ghép các chính sách giảm nghèo hiện nay, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa các loại cây, con giống mới phù hợp vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa để người dân thoát nghèo nhanh, bền vững.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chính sách giảm nghèo cần đa chiều, bảo đảm tập trung nguồn lực, thu hút các nguồn lực cộng đồng, ưu tiên các huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Gắn chương trình, dự án giảm nghèo với dạy nghề, xuất khẩu lao động. Đặc biệt, cần đánh giá kỹ lưỡng chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo. Bên cạnh đó, các địa phương cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân và tìm ra những bất cập để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bảo đảm các cơ chế, chính sách, chủ trương phù hợp với thực tế…

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tặng Bằng khen cho 3 sở lao động – thương binh - xã hội: Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ngãi và 3 doanh nghiệp có thành tích trong thực hiện Quyết định số 71 của Chính phủ (ảnh trên)./.
 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.