Châu Âu bàn kế sách chống khủng bố

Chưa bao giờ châu Âu đứng trước một thách thức an ninh nguy hiểm và phức tạp như hiện nay.

Sau vụ khủng bố nhằm vào Tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Pháp và một một số âm mưu khủng bố bị triệt phá ở Bỉ, Đức, các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) ngày 19/1 khẩn cấp họp tại Brussels, Bỉ  để bàn cách hợp tác ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan đang ngày càng biến tướng khó lường.

 
Châu Âu thắt chặt an ninh sau vụ khủng bố ở Pháp. 
 
Trước thềm cuộc họp, Giám đốc Cơ quan cảnh sát châu Âu Rob Wainwright nhận định, an ninh ở châu Âu hiện nay là phức tạp nhất kể từ sau vụ khủng bố nước Mỹ 11/9/2001. Giới chức tình báo cho rằng châu Âu đang đối mặt với 2 “nguồn” khủng bố: một là những phần tử sau khi tham chiến ở Trung Đông trở về châu Âu để lên kế hoạch tấn công. Hai là các ổ nhóm cực đoan nội địa đang ẩn mình “chờ thời”.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các nước châu Âu như Bỉ, Anh, Đức, Pháp nâng cấp độ cảnh báo an ninh. Từ sau vụ Charlie Hebdo, lực lượng an ninh châu Âu đã bắt giữ ít nhất 28 người trên khắp châu lục này. Cảnh sát Đức hôm nay ra lệnh cấm các cuộc biểu tình do một phong trào bài đạo Hồi tổ chức và các cuộc tuần hành ngoài trời ở Dresden vì cho rằng, có âm mưu khủng bố nhằm vào đoàn người biểu tình.

Nước Anh đang tăng cường tuần tra ở khu vực cộng đồng Do Thái do lo sợ bùng phát các cuộc tấn công vì hận thù sắc tộc, tôn giáo. Báo Người quan sát của Anh cho biết, một nhóm 30 phụ nữ Anh đặt căn cứ ở miền bắc Syria đang sử dụng các trang mạng xã hội để tuyển mộ chiến binh cực đoan tiến hành các vụ tấn công trên đất Anh. Trong khi đó, Bỉ triển khai 300 binh sỹ trên đường phố và các địa điểm trọng yếu như đại sứ quán, khu người Do Thái, bởi kẻ cầm đầu một ổ nhóm lên kế hoạch tấn công cảnh sát vẫn chưa bị sa lưới.

Sau cơn ác mộng ở Pháp, giới chức Pháp và châu Âu đặt câu hỏi: châu Âu đang có những lổ lổng an ninh nào? Liệu châu Âu đã có đủ nguồn lực tình báo và quân sự để ngăn chặn cực đoan? Một số ý kiến kêu gọi tăng cường kiểm soát biên giới và kiểm soát chặt vấn đề nhập cư. Lãnh đạo đảng cực hữu Pháp Marine Le Pen đi xa hơn khi kêu gọi tước quốc tịch của những phần tử thánh chiến.

Chủ nghĩa khủng bố không có biên giới, do vậy cần sự hợp tác chặt chẽ trong nội bộ các nước EU cũng như hợp tác với các đối tác ở Trung Đông. Vì thế, các ngoại trưởng châu Âu cũng có cuộc gặp với Tổng thư ký Liên đoàn Arab trong ngày hôm nay.

Thủ tướng Bỉ Charles Michel thì đề xuất tăng cường các biện pháp an ninh đặc biệt: “Chúng tôi kêu gọi các nước châu Âu bổ sung các biện pháp an ninh. Ví dụ, châu Âu cần thống nhất lên danh sách những phần tử trở về nước từ các cuộc thánh chiến để tạo điều kiện chia sẻ thông tin. Chúng tôi cũng đang kêu gọi Nghị viện châu Âu sớm bỏ phiếu về dự luật thiết lập hệ thống theo dõi những hành vi bất thường đối với hành khách trên bầu trời châu Âu. Chúng ta cần có một hội nghị thượng đỉnh chính thức, chứ không phải hội nghị bất thường bởi chỉ có hội nghị chính thức mới cho phép chúng ta đưa ra các quyết định và kế sách”.

Cuộc họp các ngoại trưởng châu Âu ngày 19/1 được cho sẽ tạo tiền đề cho những quyết định quan trọng có thể được đưa ra tại Hội nghị tiếp theo của châu Âu vào ngày 22/1 tới. Hội nghị tiếp theo sẽ có sự tham gia của hơn 20 nước trong đó có Mỹ, các nước Arab, tập trung bàn về việc đánh bại tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo, tổ chức được cho là đang truyền cảm hứng cho các phần tử cực đoan ở châu Âu.

Theo các chuyên gia, bên cạnh những đề xuất siết chặt an ninh, chính phủ các nước châu Âu cần tìm cách xóa bỏ những mâu thuẫn giữa các cộng đồng sắc tộc tôn giáo, bởi đây có thể là căn nguyên nảy sinh tư tưởng cực đoan đang hình thành ở chính những công dân sinh trưởng ở châu Âu./.

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.