Ấn Độ tăng chi tiêu để kích thích tăng trưởng

Theo kế hoạch ngân sách mới của Chính phủ Ấn Độ, tổng chi tiêu cho tài khoá tới là 16,56 ngìn tỷ Rupees (tương đương 309 tỷ USD), tăng 16 % so với tài khoá 2012 - 2013 (kết thúc ngày 31/3/2013).
 
Ảnh minh họa.

Trong đó ngân sách dành cho quốc phòng là 2,03 nghìn tỷ Rupees, tăng 5,2%; trong khi chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tăng với mức kỷ lục 46% so với tài khóa 2012 - 2013. Ngoài ra, ngân sách cũng sẽ dành 100 tỷ rupees cho chương trình an ninh lương thực quốc gia.

Chính phủ Ấn Độ dự tính tăng nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ, thuốc lá và ô tô nhập khẩu, cũng như thuế thu nhập đối với tầng lớp “siêu giàu” và các doanh nghiệp lớn. Tầng lớp “siêu giàu” được xác định với những người có thu nhập 10 triệu Rupees (182.000 USD/năm) trở lên, sẽ bị đánh thuế trên 10%. Tại Ấn Độ hiện có 42.800 người có mức thu nhập trên 10 triệu Rupees/năm.

Bộ trưởng Tài chính Chidambaram cho biết nhịp độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Ấn Độ bị kiềm chế do thâm hụt tài chính cao, tiết kiệm và đầu tư thấp, chính sách tiền tệ chặt. Thâm hụt tài khoản vãng lai tiếp tục cao do Ấn Độ phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu mỏ, than đá, vàng và xuất khẩu giảm sút.

Tuy nhiên, Chính phủ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 5,2% hiện nay xuống 4,8% trong tài khóa tới. Chính phủ cũng có các chính sách cho vay ưu đãi đối với người mua nhà lần đầu tiên; khuyến khích thăm dò dầu khí.

“Khảo sát kinh tế 2012 - 2013” của Bộ Tài chính Ấn Độ cho thấy kinh tế nước này có thể tăng trưởng 6,1 - 6,7% trong tài khoá 2013 - 2014.

Sau suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, kinh tế Ấn Độ đã phản ứng mạnh trước các biện pháp kích thích tài chính, đạt mức tăng trưởng cao 8,6% trong năm 2009 - 2010 và 9,3% trong năm 2010 - 2011. Tuy nhiên, do những yếu tố trong và ngoài nước kết hợp, kinh tế Ấn Độ chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2011 - 2012 và ước khoảng 5% trong tài khoá 2012 - 2013.

Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế gần đây của Ấn Độ một phần bắt nguồn từ những yếu tố bên ngoài, song nguyên nhân trong nước cũng quan trọng. Tăng trưởng dịch vụ trong năm 2011 - 2012 là 8,2% và năm 2012 - 2013 chỉ tăng 6,6% so với mức hai con số 6 năm trước đó; xuất khẩu ròng bị giảm sút cùng áp lực lạm phát./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.