Tiếp tục sứ mệnh bảo vệ tầng ozone

Ozone là lớp khí quyển mỏng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần không khí bao quanh Trái đất, song sự hiện diện của nó lại giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Hiện nay, những nỗ lực nhằm loại bỏ các chất có hại cho tầng ozone đã bước đầu thành công song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Chính vì vậy, Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone năm nay (16/9/2014) được kỷ niệm với chủ đề "Bảo vệ tầng ozone: Sứ mệnh tiếp tục".
 
Sứ mệnh bảo vệ tầng ozone cần tiếp tục
được triển khai. (Ảnh: UN)
Tại Nghị quyết số 49/114 ngày 19/12/1994, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 16/9 hằng năm là Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone nhằm kỷ niệm ngày ký kết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone vào năm 1987. Đây là dịp để khuyến khích những hoạt động cụ thể phù hợp với các mục tiêu của Nghị định thư Montreal và các điều chỉnh của Nghị định thư này.

Bên cạnh đó, ngày kỷ niệm này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng ozone trong việc lọc ánh sáng mặt trời, ngăn ngừa tác hại của tia cực tím đến được bề mặt Trái đất và do đó bảo vệ sự sống trên hành tinh chúng ta.

Ozone là lớp khí quyển mỏng, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong thành phần không khí bao quanh Trái đất. Các nhà khoa học tính rằng cứ 10 triệu phân tử không khí, trung bình chỉ có 3 phân tử ozone. Mặc dù không nhiều song các phân tử ozone lại có đặc tính quý báu là hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời – đặc tính không có ở bất kỳ một chất khí nào khác trong khí quyển. Với đặc tính này, ozone thật sự trở thành tấm lá chắn quan trọng bảo vệ con người và các loài sinh vật trên mặt đất khỏi tác hại của tia cực tím.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), tầng ozone đã suy giảm mạnh trong nhiều thập kỷ qua. Khi tầng ozone suy giảm, lượng bức xạ của UV tới trái đất tăng lên. Khi lượng khí ozone giảm 1% thì lượng bức xạ UV tăng 1,3%. Sự tăng lên của bức xạ UV làm tăng khả năng bị ung thư da, đục nhân mắt, phá hủy hệ thống miễn dịch của con người, làm giảm năng suất cây trồng và mất cân bằng hệ sinh thái biển…

Nhận thức được những hiểm họa do tầng ozone suy giảm gây ra, cộng đồng quốc tế đã kêu gọi tất cả các nước hạn chế sản xuất và sử dụng các chất phá hủy tầng ozone. Tháng 3/1985, Công ước Viên về bảo vệ tầng ozone đã được 21 quốc gia đầu tiên hưởng ứng ký kết. Năm 1987, Nghị định thư Montreal được ký kết và đến nay có 197 nước thành viên, nhằm cụ thể hóa các giải pháp và những cam kết của các bên Công ước viên, bảo đảm cho công ước được thi hành có hiệu quả.

Quá trình dần dần từ bỏ sử dụng các chất kiểm soát và làm suy giảm tầng ozone không chỉ giúp bảo vệ tầng ozone cho các thế hệ hiện tại và tương lai, mà còn góp phần không nhỏ vào các nỗ lực được cộng đồng quốc tế thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hơn nữa, việc loại bỏ các chất này đã bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái bằng cách hạn chế bức xạ cực tím có hại đến Trái đất.

Cho đến nay, Nghị định thư Montreal đã thành công khi đạt được một số mục tiêu trong việc loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone. Do đó, nồng độ khí quyển của các chất này đang xuống và tầng ozone dự báo ​​sẽ phục hồi cho tới giữa thế kỷ này.

Báo cáo mới công bố của các nhà nghiên cứu thuộc WMO và UNEP cho thấy lỗ hổng ozone xuất hiện thường niên phía trên Nam cực đã ngưng phát triển lớn hơn mỗi năm. Theo báo cáo, sẽ mất khoảng 10 năm trước khi lỗ hổng này bắt đầu co rút. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết trong việc loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozone. Chính vì vậy, năm 2014, Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone được kỷ niệm với chủ đề "Bảo vệ tầng ozone: Sứ mệnh tiếp tục".

Trong thông điệp đưa ra nhân ngày kỷ niệm này, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho biết: “Trái đất đã vận động cách đây 25 năm để hạn chế sự suy giảm nhanh chóng của tầng ozone trong bầu khí quyển, vốn bảo vệ Trái đất khỏi những ​​bức xạ có hại từ không gian. Ngày hôm nay, chúng ta cho rằng tầng ozone có khả năng phục hồi trong những thập kỷ tới”.

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone thiết lập các điều khiển ràng buộc pháp lý về sản xuất, tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone và đã đạt được mục tiêu phê chuẩn phổ quát với 197 quốc gia.

Những kết quả nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy tầm quan trọng của Nghị định thư Montreal. Nếu nó không tồn tại, nồng độ khí quyển của các chất làm suy giảm tầng ozone có thể tăng gấp 10 lần vào năm 2050. Và điều này sẽ gây ra những mối nguy hại khôn lường tới sức khỏe con người. Hơn nữa, Nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nhiều chất làm suy giảm tầng ozone là khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến người dân, nền kinh tế và các hệ sinh thái trên toàn thế giới. Chính vì vậy, Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Chúng ta phải hành động để giảm thiểu mối đe dọa này với sự gắn kết tương tự như chúng ta đang chứng minh trong cuộc chiến chống lại nguy cơ suy giảm tầng ozone”./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.