WEF: Kinh tế thế giới trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa cảnh báo "sức khỏe" của nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước những rủi ro sau nhiều năm thực hiện chính sách tiền tệ táo bạo.
 
Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2014 - 2015 của WEF về những yếu tố thúc đẩy năng suất và sự thịnh vượng quốc gia cho thấy việc thực hiện không đồng đều cải cách cơ cấu giữa các khu vực với mức độ phát triển khác nhau là thách thức lớn nhất để duy trì tăng trưởng toàn cầu.

Theo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) được WEF công bố, Thụy Sĩ vẫn đứng đầu bảng, Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2, trong khi Mỹ đã cải thiện vị trí cạnh tranh, leo hai bậc lên vị trí thứ 3. Phần Lan đứng thứ 4 và Đức đứng thứ 5 - cả hai đều bị tụt một bậc. Tiếp đến là Nhật Bản (thứ 6), Hong Kong (Trung Quốc) (thứ 7), Hà Lan (thứ 8), Anh (thứ 9) và Thụy Điển đứng thứ 10.

Tại châu Âu, một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế như Tây Ban Nha (xếp thứ 35), Bồ Đào Nha (thứ 36) và Hy Lạp (thứ 81) đã có những bước tiến đáng kể để cải thiện hoạt động của thị trường và phân bổ nguồn lực hiệu quả. Ngoài ra, một số nước tiếp tục phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh lớn do chưa tham gia đầy đủ vào quá trình này như Pháp (đứng thứ 23) và Italy (thứ 49).

Một số nền kinh tế thị trường mới nổi lớn nhất thế giới tiếp tục đối mặt với khó khăn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Saudi Arabia (đứng thứ 24), Thổ Nhĩ Kỳ (thứ 45), Nam Phi (thứ 56), Brazil (thứ 57), Mexico (thứ 61), Ấn Độ (thứ 71) và Nigeria (thứ 127) - tất cả đều bị tụt bậc trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, Trung Quốc (xếp thứ 28) lại đi lên một bậc và vẫn xếp hạng cao nhất trong nhóm BRICS.

Tại châu Á, ngoài Singapore, 5 quốc gia lớn nhất khu vực (ASEAN) đều đạt được tiến bộ trong bảng xếp hạng gồm Malaysia (đứng thứ 20), Thái Lan (thứ 31), Indonesia (thứ 34), Philippines (thứ 52) và Việt Nam (thứ 68), trong đó Philippines được đánh giá là quốc gia tiến bộ nhất kể từ năm 2010.

Để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và tiếp tục giữ đà tăng tưởng trong những năm qua, các nền kinh tế chủ chốt khu vực Mỹ Latinh vẫn có nhu cầu thực hiện cải cách và tham gia vào đầu tư sản xuất để cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ năng và đổi mới. Với thứ hạng 33, Chile tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng khu vực, đứng trước Panama (thứ 48) và Costa Rica (thứ 51).

Đứng đầu về chỉ số xếp hạng ở khu vực Trung Đông là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (đứng thứ 12) thì ở Bắc Phi, nước giữ vị trí cao nhất là Moroc đứng vị trí 72. Trong khi đó, Châu Phi cận Sahara tiếp tục giữ mức tăng trưởng ấn tượng gần 5%.

Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab cho rằng tình hình căng thẳng địa chính trị toàn cầu, sự bất bình đẳng thu nhập cũng như việc thắt chặt các điều kiện tài chính có thể đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Ông Schwab đã kêu gọi đẩy mạnh cải cách cơ cấu để đảm bảo tăng trưởng bền vững và toàn diện./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.