Kinh tế tiểu thủ công nghiệp sau hơn 20 năm: Những bước tiến dài

Như nhiều ngành sản xuất khác, khi mới tái lập tỉnh (1991), lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) của Lào Cai đạt mốc rất thấp, tuy nhiên sau hơn 20 năm, hiện lĩnh vực sản xuất TTCN đã có sự phát triển vượt bậc.
 
Số liệu thống kê của Sở Công thương cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 7.200 cơ sở sản xuất TTCN, trong đó có 120 doanh nghiệp, 98 hợp tác xã (HTX) và 7.000 hộ sản xuất cá thể. Giá trị sản xuất TTCN (tính theo giá cố định 1994) trong những năm gần đây liên tiếp đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân từ 19 - 20%/năm.
 

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và nước ta còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng nhưng năm 2011 giá trị sản xuất TTCN vẫn đạt 244 tỷ đồng, năm 2012 đạt 302 tỷ đồng, năm 2013 đạt 346 tỷ đồng, phấn đấu trong 2014 sẽ đạt 375 tỷ đồng. Dù giá trị sản xuất chưa thực sự lớn nhưng các cơ sở sản xuất TTCN đã tạo việc làm ổn định cho hơn 14 nghìn lao động với mức thu nhập khá.

Tín hiệu đáng mừng nữa là lĩnh vực TTCN đang phát triển về cả số lượng, quy mô và loại hình ngành nghề như chế biến chè búp, lương thực, thực phẩm, lâm sản, sản xuất rượu, bia, nước giải khát, chế biến lâm sản, gia công cơ khí, sửa chữa máy móc nông cụ, sửa chữa điện tử, đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng, dệt may... Đặc biệt, đã hình thành một số ngành nghề mang tính thế mạnh của từng địa phương như chế biến lâm sản tại huyện Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng; sản xuất rượu truyền thống tại huyện Bắc Hà, Bát Xát; thêu dệt thổ cẩm tại huyện Sa Pa, Văn Bàn, Bắc Hà.

Các sản phẩm TTCN ngày càng đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng, tạo nền móng tốt cho việc phát triển các thương hiệu sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa danh tiếng. Ông Nguyễn Bá Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định, TTCN có được sự phát triển như ngày hôm nay là Lào Cai đã chọn lĩnh vực này làm một trong những khâu đột phá đối với công nghiệp nói chung.

Riêng giai đoạn 2006 - 2010, Tỉnh ủy đã có Đề án riêng cho lĩnh vực này nhằm khai thác nguồn lực đầu tư, phát triển TTCN toàn diện. Trong khi đó, hằng năm tỉnh vẫn dành trên 3 tỷ đồng (trong đó 1 tỷ đồng từ nguồn khuyến công quốc gia) để hỗ trợ các cơ sở sản xuất TTCN đầu tư, đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất. Cùng với đó là sự “hỗ trợ mềm” với các chính sách khuyến khích phát triển, những định hướng, các chương trình tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, hỗ trợ thị trường với nội dung ngày càng thiết thực hơn... Những tiềm năng, lợi thế trở thành giá trị kinh tế phục vụ đời sống và sự phát triển của xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong phát triển TTCN, định hướng và sự quan tâm cụ thể của các địa phương, sự nỗ lực vươn lên của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này được coi là yếu tố quyết định. Minh chứng cụ thể là tại huyện Bảo Thắng, mặc dù từ năm 2011 đến nay, huyện mới chỉ được nhận 300 triệu đồng nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ cho 6 cơ sở sản xuất TTCN, nhưng kết quả phát triển vẫn rất đáng kể. Về số lượng, từ 304 cơ sở sản xuất năm 2012, đến cuối năm 2013 đã đạt con số 1.090 (tăng 278%), tổng giá trị sản xuất 289 tỷ đồng, các cơ sở sản xuất TTCN đang tạo việc làm cho 2.286 lao động. Các cơ sở sản xuất TTCN tại Bảo Thắng phát triển đúng hướng với trọng tâm là khai thác thế mạnh của địa phương, thực tế là trong số 1.090 cơ sở thì có đến 370 cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, 222 cơ sở chế biến lâm sản.

Sự chủ động của các cơ sở sản xuất TTCN là rất đáng khích lệ, điển hình như cơ sở bóc gỗ của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy, thôn Phú Long 1, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng). Dù chưa nhận được vốn khuyến công, nhưng cơ sở này vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm ổn định cho khoảng 40 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Điểm đáng chú ý là các chủ cơ sở sản xuất đồ mộc tại Bảo Thắng đã có sự chủ động trong phân khúc thị trường, hướng sản phẩm vào thị hiếu của thị trường nông thôn. Nói về vấn đề này, anh Trần Quang Khải, chủ cơ sở sản xuất đồ mộc tại thôn Phú Long 2, thị trấn Phố Lu (Bảo Thắng) cho biết: “Dù chưa thể phát triển lớn nhưng 4 thợ làm việc tại cơ sở sản xuất của gia đình tôi chưa bao giờ thiếu việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động được duy trì ổn định ở mức 4 - 5 triệu đồng/người/tháng”./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.