Công bố lộ trình cuộc chiến chống lại dịch Ebola

Cuối tháng 8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một lộ trình nhằm tăng cường cuộc chiến chống lại dịch bệnh Ebola tại Tây Phi. Mục tiêu nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh, xử lý các hậu quả do tình trạng lây lan ở mức độ quốc tế gây nên và hỗ trợ các quốc gia đối mặt với hiệu ứng xã hội – kinh tế của dịch bệnh.



Hai nữ hộ sinh đeo thiết bị bảo vệ chống lại Ebola chăm sóc cho một người mẹ
với đứa con mới sinh tại một bệnh viện ở Monrovia, Liberia. (Ảnh: UNFPA)

WHO khẳng định cần khẩn cấp tăng cường đáng kể cuộc chiến chống Ebola ở phạm vi quốc tế, bởi vì gần 40% các trường hợp được báo cáo đã xảy ra trong 3 tuần qua.

Thông cáo của WHO cho biết: “Lộ trình hành động đã được thành lập thông qua sự đóng góp của nhiều đối tác, bao gồm các cơ quan y tế của các nước bị ảnh hưởng, Liên minh châu Phi, các ngân hàng phát triển, các cơ quan của Liên hợp quốc, Tổ chức Bác sỹ không biên giới và các nước cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp".

WHO chỉ rõ tổng số các trường hợp có thể nhiễm bệnh và xác nhận nhiễm Ebola trong 4 quốc gia bị ảnh hưởng (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone) hiện nay là 3.069 và 1.552 người đã chết vì căn bệnh này.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lộ trình sẽ cung cấp một khuôn khổ để cập nhật các kế hoạch hoạt động cho cuộc chiến chống lại căn bệnh này. Ưu tiên sẽ được dành cho nhu cầu của các trung tâm chăm sóc, giám sát, vận động xã hội và tang lễ an toàn. Các kế hoạch sẽ được dựa trên những dữ liệu cụ thể theo khu vực được cập nhật thường xuyên trong các báo cáo tình hình.

Lộ trình hành động bao phủ tất cả các khía cạnh y tế của hành động quốc tế, trong đó có cả những nguy cơ xuất hiện các tắc nghẽn cần được giải quyết ở cấp quốc tế, chẳng hạn như việc cung cấp các thiết bị bảo hộ cá nhân, thuốc khử trùng và túi đựng xác.

Lộ trình hành động của WHO sẽ hoàn thiện với việc thành lập hệ thống phối hợp giữa các cơ quan của Liên hợp quốc, theo đó sẽ cho phép huy động được tối đa năng lực và kỹ năng cụ thể của từng cơ quan, kể cả trong lĩnh vực hậu cần và vận chuyển. Các hệ thống này cũng sẽ tạo điều kiện cho việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu như phân phối thực phẩm, nước uống, dịch vụ y tế và vệ sinh./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.