Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam

Cách mạng tháng Tám thành công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thành công của cách mạng tháng Tám đã chỉ ra sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam, đó là kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn tính giai cấp với tính dân tộc. Là minh chứng rõ nét về sự sáng tạo vượt bậc của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh và hoàn cảnh cụ thể một nước thuộc địa ở Đông Dương. Con đường đó là con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. (Ảnh - nguồn vietnam.vn).

Vì sao lại là độc lập dân tộc? Khi thực dân Pháp vào Việt Nam, chế độ xã hội ở Việt Nam lúc này mới là chế độ phong kiến, mâu thuẫn xã hội chủ yếu là mâu thuẫn giữa người nông dân và giới địa chủ, cường hào. Dưới sự cai trị của thực dân Pháp, mâu thuẫn xã hội xuất hiện thêm mâu thuẫn với thực dân, mâu thuẫn với tư bản nước ngoài. Như vậy mâu thuẫn nổi bật lúc này không phải là mâu thuẫn giai cấp.

Vấn đề đấu tranh giai cấp là đặc trưng nổi bật và là đòi hỏi bức xúc ở các nước tư bản, thì ở Việt Nam nổi lên đặc trưng khác là mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân xâm lược, nên con đường đấu tranh là để giành độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thuộc địa và phụ thuộc dưới ách đô hộ, thống trị của thực dân.

Tại sao lại là chủ nghĩa xã hội? giành được độc lập là một kết quả hết sức quan trọng, nhưng sau khi xóa bỏ trật tự xã hội cũ, bất công, tàn bạo, cần phải xây dựng một xã hội mới, xã hội mới đó sẽ như thế nào? Chắc chắn phải là một xã hội tiến bộ hơn, công bằng và nhân đạo hơn.

Chúng ta giải phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân, trên nền tảng và ý thức hệ của giai cấp công nhân, do đó giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản phải nắm vai trò lãnh  đạo cách mạng. Do đó con đường tiến lên của xã hội Việt Nam chỉ có thể là con đường xã hội chủ nghĩa.

Đảng cộng sản Việt nam và Lãnh tụ  Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng Việt nam đánh bại chế độ thực dân, phát xít, giành độc lập dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong của thế giới. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta, là con đường triển vọng nhất, phù hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại và xu thế phát triển của thời đại.

Đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tiếp tục được kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam.

Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bè lũ thực dân, đế quốc vô cùng tức tối, chúng câu kết với nhau nhằm bóp chết quốc gia non trẻ. Với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Đảng, Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo phá thế bao vây giữ vững nền độc lập dân tộc.

Với đường lối độc lập và chủ nghĩa xã hội, phát huy tự chủ, tự lực, tự cường, tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, dấy lên phong trào dành độc lập của các nước thuộc địa trên thế giới, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân.

Hiệp định Giơ- ne- vơ với sự can thiệp của các nước lớn đẩy đất nước ta vào thế bị chia cắt, độc lập dân tộc chưa thể toàn vẹn. Vẫn còn miền Nam nằm trong tay Đế quốc Mỹ, Việt Nam vẫn chưa có độc lập hoàn toàn và nhân dân Miền Nam vẫn chưa thể có tự do, hạnh phúc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng đứng lên kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết giành độc lập dân tộc thu giang sơn về một mối.

Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Bằng đường lối độc lập tự chủ, chỉ tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế về trang thiết bị vũ khí và sự ủng hộ về tinh thần, dân tộc Việt Nam đứng lên đấu tranh làm nên chiến thắng Mùa xuân 1975. Chiến thắng ấy đã mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do toàn vẹn cho dân tộc Việt.

Không chấp nhận non sông, bờ cõi bị xâm lăng, quyết giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các nước xã hội ở Châu Âu sụp đổ, Việt Nam trong thế bị bao vây cấm vận, nền kinh tế gần như ở mức kiệt quệ, bằng  ý chí tự lực tự cường của cả dân tộc, Việt Nam đã không sụp đổ, hơn thế từng bước thoát khỏi khủng hoảng, phá được thế bao vây cấm vận.

Ngày nay, mặc dù trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc cực đoan lại đang có xu hướng phát triển, nó đang gây ra xung đột, chia rẽ, ly khai ở nhiều nơi. Việt Nam đi theo con đường độc lập dân tộc nhưng không cực đoan, Việt Nam luôn sẵn sàng làm bạn với các nước, là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế. Với đường lối độc lập dân tộc kết hợp ngoại giao đa phương đã giúp chúng ta đấu tranh hiệu quả trong bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định, tranh thủ được sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, tạo nguồn lực để phát triển đất nước.

Truyền thống dân tộc cùng con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã tôi luyện, giúp dân tộc ta luôn vững vàng trước các khó khăn thử thách, vững bước tiến về phía trước./.
Phạm Thanh Quang - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...