Báo động về tình trạng mắc các bệnh không lây nhiễm trong những người nghèo nhất

Ngày 10/7, phát biểu trong một hội nghị cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc nghiên cứu, đánh giá các chương trình dự phòng và quản lý các bệnh không lây nhiễm, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan bày tỏ quan ngại về các xu hướng hiện tại của thế giới, theo đó cho thấy những người nghèo nhất là những người bị tác động nặng nề nhất.
 


Khai mạc phiên họp lần thứ 67 của Đại hội đồng Y tế Thế giới tại Geneva. (Ảnh: WHO)

Các căn bệnh không lây nhiễm đã được WHO công nhận là nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong và tàn tật trên thế giới, khiến khoảng gần 36 triệu người tử vong vào năm 2008.

Mặc dù nhiều tiến bộ đã được thực hiện vào thời điểm 3 năm sau Tuyên bố chính trị 2011, nhiều quốc gia đang phát triển vẫn không có đủ các nguồn lực kỹ thuật và tài chính để thực hiện một hành động đa ngành thực sự chống lại các tác động về sức khỏe và phát triển kinh tế – xã hội của các bệnh không lây nhiễm, trong khi 80% số ca tử vong do những căn bệnh này vẫn được ghi nhận. Mỗi năm, hơn 14 triệu người tử vong sớm trong độ tuổi từ 30 – 70. Trên thực tế, 1/4 các trường hợp tử vong xảy ra ở những người dưới 60 tuổi.

Tổng Giám đốc WHO cho biết: "95 trong số 172 quốc gia đã trả lời các câu hỏi của WHO, có một đơn vị hoặc một bộ phận thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các bệnh không lây nhiễm. Một nửa trong số họ đã có kế hoạch hành động thích hợp với một ngân sách cụ thể. Số lượng các quốc gia tiến hành nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ đã tăng từ 30% vào năm 2011 lên 63% trong năm ngoái".

"Tôi không nhận thấy tình trạng thiếu vắng các cam kết. Tôi nhận thấy việc thiếu khả năng hành động, đặc biệt là trong các quốc gia đang phát triển", bà Chan chỉ rõ đồng thời giải thích rằng tại các quốc gia đang phát triển, hầu hết các hệ thống y tế đã được thiết kế cho "những sự kiện ngắn" như sinh nở hoặc nhiễm trùng cấp tính, chứ không phải để điều trị lâu dài các bệnh mãn tính với những phương pháp điều trị phức tạp và tốn kém.

Theo Tổng Giám đốc WHO, trong phần lớn lịch sử nhân loại, việc cải thiện các điều kiện sống đã làm biến mất các bệnh truyền nhiễm; tuy nhiên hiện nay, chúng ta thấy điều ngược lại. Các tiến bộ kinh tế – xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền các bệnh không lây nhiễm. Các yếu tố nguy cơ của những bệnh này đã trở thành một phần không thể thiếu của xã hội, ngay cả xã hội hiện đại.

Các hệ thống y tế cần phải giải quyết những bệnh này nhưng họ chỉ có thể kiểm soát các nguyên nhân của chúng. Các chuyên gia y tế có thể biện minh bằng một hệ thống luật pháp mạnh mẽ chống lại việc hút thuốc lá và uống rượu, bằng việc tăng cường tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh hơn. Họ có thể chăm sóc các bệnh nhân và kê các đơn thuốc nhưng họ không thể tái tạo môi trường xã hội để thúc đẩy một lối sống lành mạnh.

"Các Chính phủ không nên cho rằng những bệnh không lây nhiễm là lĩnh vực y tế duy nhất không cần quan tâm vì chính họ phải chịu trách nhiệm dự phòng – chìa khóa của cuộc chiến chống lại các bệnh không lây nhiễm. Môi trường xã hội phải thay đổi và điều này sẽ chỉ xảy ra nếu có một cam kết ở mức cao nhất", bà Chan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO cũng nêu rõ: “Ngày nay, Bộ Nông nghiệp chỉ phụ trách về số lượng và mức độ an toàn của sản xuất nông nghiệp. Bộ Giáo dục không nhất thiết phải suy nghĩ để cải thiện chất lượng các căng tin, để loại bỏ các máy bán đồ ăn nhanh tự động hoặc để đưa giáo dục thể chất thành một phần của chương trình giảng dạy. Bộ Thương mại tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài trợ linh hoạt cho ngành công nghiệp thuốc lá…”.

Về phần mình, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc John Ashe lưu ý rằng gánh nặng về sức khỏe và kinh tế của các bệnh không lây nhiễm đã làm suy yếu nghiêm trọng sự phát triển của nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình.

"Tỷ lệ mắc các bệnh này ở các khu vực Thái Bình Dương và vùng Caribê là rất đáng lo ngại. Khoảng 25% dân số của các khu vực này bị mắc một bệnh không lây nhiễm. Cần phải nhắc lại rằng các nước trong khu vực này có rất ít dân cư và đó chính là những người có năng suất lao động cao nhất trong nhiều năm và có đóng góp lớn nhất cho sự phát triển quốc gia", ông Ashe nhấn mạnh./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.