Mùa hè là mùa cao điểm của bệnh viêm não vi rút

Viêm não vi-rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi-rút gây nên, trong đó có vi-rút viêm não Nhật Bản. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng mùa dịch cao điểm là vào các tháng 6, 7, 8.
Để chủ động, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh viêm não vi- rút, UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo giao Sở Y tế tích cực triển khai các biện pháp phòng chống bệnh viêm não vi-rut theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế, chú trọng phát hiện sớm, chuẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa tử vong, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong công tác tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo, nâng cao nhận thức người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh viêm não vi-rút. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm não vi- rút

Đây là bệnh nguy hiểm, làm tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tỷ lệ chết cao. Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan tổn thương hệ thần kinh trung ương, như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và chết.

Tại nước ta, các nguyên nhân gây viêm não thường là các vi-rút arbo (trong đó có vi-rút viêm não Nhật Bản), vi-rút herpes, các vi-rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay, chân, miệng), sởi, quai bị... Các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng vi-rút do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định vi-rút. Vi-rút viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não vi-rút ở nước ta.

Các biện pháp phòng, chống bệnh viêm não vi rút

Ðối với các vi-rút arbo, bệnh lây qua côn trùng như muỗi, ve... đốt, cần hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời, thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân, mang tất, nằm màn khi ngủ cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng. Ðể hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm nơi trú đậu cũng như nơi đẻ trứng của muỗi kết hợp phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao.

Ðối với các chủng vi-rút như herpes, sởi, quai bị,... bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp, cần cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh. Trong số các chủng vi-rút này, một số chủng vi-rút gây bệnh đã có vắc-xin phòng bệnh như sởi, quai bị; chúng ta cần phải chủ động tiêm vắc-xin để phòng bệnh và những biến chứng viêm não của các bệnh này.

Ðối với các vi-rút đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, việc vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu do chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu, trong đó việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín, uống sôi là những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.

Ðối với vi-rút gây bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc-xin phòng bệnh. Nên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm một mũi vắc-xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ hai mũi vắc-xin hiệu lực bảo vệ đạt hơn 80%, tiêm đủ ba mũi vắc-xin hiệu lực bảo vệ đạt 90 đến 95% trong khoảng ba năm. Do đó trẻ em cần tiêm chủng với ba liều cơ bản: mũi một (lúc trẻ được một tuổi);mũi hai (sau mũi một từ một đến hai tuần); mũi ba (cách mũi hai là một năm). Sau đó cứ ba, bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, hướng dẫn và phòng lây nhiễm cho người khác./.
Lan Anh

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.