Thêm động lực cho kinh tế trang trại

Toàn tỉnh hiện có 46 mô hình kinh tế trang trại được công nhận đạt chuẩn theo tiêu chí mới. Các mô hình này hiện đang được khuyến khích phát triển với nhiều chính sách ưu tiên, trong đó có vấn đề tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.
 
Chỉ với số tiền đầu tư 2 triệu đồng ban đầu vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay tổng giá trị trang trại đã lên đến con số hơn 1 tỷ đồng. Ông Đỗ Văn Nhuệ cho biết: “Là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên tôi được một số ưu đãi về thủ tục cho vay. Tôi thường tiếp cận với nguồn vốn thương mại có lãi suất ổn định và thủ tục giải quyết vốn nhanh gọn”. Mỗi năm trang trại nuôi thủy sản của ông Nhuệ cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Theo chủ trương của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, các mô hình được công nhận là kinh tế trang trại như của gia đình anh Đỗ Văn Nhuệ sẽ tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về chính sách và nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Đây thực sự là mong muốn của các chủ trang trại và cá nhân đang nung nấu kế hoạch làm giàu từ kinh tế trang trại.



Chăm sóc vườn ươm cây giống.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Xác định điều này, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn”, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình sản xuất này.

Theo đó, ngành nông nghiệp có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân đang chăn nuôi tập trung nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận là kinh tế trang trại theo tiêu chí mới như tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, xử lý vệ sinh môi trường, hỗ trợ chi phí mua giống mới với kinh phí 30 triệu đồng/trang trại. Đối với các mô hình xây dựng mới trang trại chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng/trang trại.

Ông Phạm Tiến Trình, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai cho rằng đang có một số vấn đề tác động đến việc cho vay phát triển kinh tế trang trại. Hạn chế lớn nhất là do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại không ổn định, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro khiến ngân hàng phải cân nhắc khi giải ngân nguồn vốn. Ngoài ra, phần lớn trang trại có quy mô nhỏ nên chủ trang trại thường sử dụng nguồn vốn tự có để phát triển. Thực tế là đến nay mới có 20/46 trang trại đang có dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai với số tiền 10,2 tỷ đồng, trung bình mỗi trang trại vay 500 triệu đồng.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết liên tịch về phối hợp thực hiện một số chính sách liên quan đến kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2020. Nghị quyết này được coi là “cái bắt tay” bền vững giữa hai đơn vị trong tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn đến các hộ làm kinh tế trang trại. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các chủ trang trạng tiếp cận với nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại sử dụng nguồn vốn hiệu quả và thực hiện dịch vụ với các chủ trang trại kịp thời, đúng chế độ.

Hiện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đang đề xuất với ngân hàng cấp trên về việc tăng mức cho vay ban đầu và giảm điều khoản thế chấp, thậm chí miễn thế chấp đối với các hộ làm kinh tế trang trại. Giá trị sản lượng hàng hóa mỗi trang trại hiện đạt từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm, số lao động sử dụng thường xuyên từ 8 - 10 người vẫn là hạn chế. Việc tạo điều kiện hỗ trợ sẽ tiếp tục giúp cho kinh tế trang trại phát triển mạnh hơn trong thời gian tới./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.