Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt

Việc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, đã một lần nữa khẳng định giá trị quần thể di tích kinh thành Cổ Loa từ giá trị vật thể đến giá trị phi vật thể là di sản quý báu của quốc gia, phải được gìn giữ để mãi là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho lãnh đạo UBND TP Hà Nội - Ảnh VGP/Từ Lương


Ngày 14/2 (mùng 5 Tết), trong không khí đón chào xuân mới, UBND thành phố Hà Nội, cùng nhân dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh đã tổ chức đón nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ di tích Cổ Loa.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương và bà Katherine Muller Marin – Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam tham dự.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dâng hương Đền thờ An Dương Vương - Ảnh VGP/Từ Lương

Theo lịch sử, thành Cổ Loa xuất hiện  vào năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã quyết định chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành) với vai trò là quân thành, đô thành và thị thành.

Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha. Khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Trong lòng đất của Cổ Loa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và khảo cổ học vô cùng đặc biệt và phong phú, điều đó cho thấy sự phát triển liên tục của nền văn minh sông Hồng.

Di tích Cổ Loa là 1 trong 10 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trong cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 27/9/2012.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Việc công nhận Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt không những khẳng định giá trị hào hùng của di tích lịch sử Cổ Loa mà còn khẳng định những giá trị văn hoá ở nơi đây… Có thể thấy Cổ Loa đã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử lập nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành Cổ Loa với vị vua đầu tiên người đã trở thành vị thần bảo trợ cho đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu”.

 

Các tiết mục nghệ thuật chào mừng việc trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích Cổ Loa - Ảnh VGP/Từ Lương

Với việc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, đã một lần nữa khẳng định giá trị quần thể di tích kinh thành Cổ Loa từ giá trị vật thể đến giá trị phi vật thể là di sản quý báu của quốc gia, phải được gìn giữ để mãi là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng đề nghị Thành phố Hà Nội cần phát huy tối đa giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích để giới thiệu, quảng bá, đưa di tích quốc gia đặc biệt trở thành điểm đến hấp dẫn của bản đồ du lịch Thủ đô. Bên cạnh đó, Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa phải trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống đối với giới trẻ và cũng là nơi để bạn bè quốc tế tìm hiểu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Được biết, trong thời gian tới, khu di tích Cổ Loa sẽ được UBND TP Hà Nội đầu tư xây dựng thành “Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn” của Thủ đô rộng khoảng 860 ha.

 

Thành Cổ Loa có diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành (thành Nội, thành Trung, thành Ngoại) khép kín, đắp bằng đất, với tổng chiều dài trên 16 km. Khu di tích đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962.

Trong hơn 40 năm qua, các nhà khảo cổ học đã tiến hành 3 đợt khai quật khảo cổ quy mô lớn tại khu vực này (1970, 2005, 2007 – 2008). Kết quả khai quật cho thấy, trong lịch sử thành Cổ Loa đã trải qua ít nhất 3 lần đắp, mà dấu tích liên quan còn được biểu hiện qua các di tích: lũy phòng thủ, di tích bếp, cụm gốm Đông Sơn, lò nung gạch, ngói có niên đại thế kỷ XVIII - XIX... 


(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...