Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Hội thảo “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài”.
 
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế
 
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi Việt Nam vừa phải phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực cho đầu tư, phát triển, trong đó đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng.
 

 
Hình ảnh tại hội thảo. (Ảnh: VT) 
 
Với 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, hiện Việt Nam đang có 16.323 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đăng ký khoảng 237 tỷ USD tính đến tháng 4/2014. Đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm cho người lao động…Đồng thời, có tác động lan tỏa tích cực, thúc đẩy hoàn thiện hành lang pháp lý và môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
 
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trong khu vực và trên thế giới diễn ra ngày một gay gắt, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Do đó, việc rà soát, đánh giá các vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là các bất cập của quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư  tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản liên quan khác là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
 
Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, quá trình thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã bộc lộ các hạn chế như: nội dung một số điều khoản chưa đủ rõ ràng và cụ thể; một số quy định chưa tương thích với thông lệ quốc tế; thiếu sự nhất quán với các luật chuyên ngành như Luật Chứng khoán, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Tổ chức tín dụng… Đồng thời, Luật Đầu tư hiện hành còn tồn tại một số quy định khác biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư. Điều này đã làm cho các thủ tục đầu tư trở nên phức tạp, cách áp dụng luật còn khác nhau dẫn đến sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư.
 
Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ
 
Theo Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, việc sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005 phải đặt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn sụt giảm so với mức bình quân từ 7-7,5% đã đạt được và so với tiềm năng có thể khai thác. Vì thế, cần tạo ra một số đột phá theo yêu cầu cải cách thể chế, để khắc phục được những khiếm khuyết hiện tại, tạo tiền đề để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn, bền vững hơn.
 
Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) phải xử lý đồng thời hai nhược điểm chủ yếu. Thứ nhất là chưa hình thành được hành lang pháp lý thông thoáng để tạo tiền đề cho doanh nghiệp được quyền tự chủ thực hiện ý tưởng, sáng kiến trong kinh doanh và đầu tư. Thứ hai là còn nhiều kẽ hở về luật pháp nên vừa không bảo vệ được hành vi kinh doanh chân chính, vừa bị lợi dụng để tiến hành các hoạt động bất chính.
 
Cũng tại Hội thảo, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, trong thời gian tới, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ tập trung theo các hướng cơ bản như: chọn lọc dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; tăng cường thu hút dự án có quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời chú trọng các dự án quy mô nhỏ và vừa; khuyến khích tạo điều kiện và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp...
 
Để làm được điều này, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, cần thực hiện một số nhóm giải pháp như: cải cách thủ tục hành chính; cải thiện cơ sở hạ tầng; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; điều chỉnh quy định về công nghệ và chuyển giao công nghệ; nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật...
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...