Thế giới "đánh rơi" 1000 tỷ USD mỗi năm

Trung bình hàng năm trên thế giới, số lương thực, thực phẩm bị bỏ phí có tổng trị giá ước tính lên tới 1000 tỷ USD.
 
Theo số liệu thống kê ngày 7/5 của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), trung bình hằng năm trên thế giới, số lương thực, thực phẩm bị bỏ phí, cả trong thu hoạch, bảo quản cũng như trong quá trình sử dụng, có tổng trị giá ước tính lên tới 1.000 tỷ USD trong khi số dân bị đói luôn “ổn định” ở mức trên 840 triệu người. Riêng số rau, củ, quả bị lãng phí vì các lý do khác nhau chiếm khoảng 40 - 50% tổng sản lượng toàn cầu.

FAO cho rằng đây là thực tế không thể chấp nhận được, cần phải có biện pháp khẩn cấp và tích cực để giảm thiểu. Về tình trạng lãng phí thức ăn đã qua chế biến, FAO nhận định người châu Âu và khu vực Bắc Mỹ đáng phê phán nhất do trung bình mỗi người mỗi năm bỏ phí từ 95 - 115 kg lương thực, thực phẩm. Các thức ăn thường bị bỏ phí trên bàn ăn hoặc để ôi thiu trong tủ lạnh. Trong khi đó, cùng quãng thời gian ấy, mỗi người dân châu Phi hay khu vực Đông Nam Á "chỉ" bỏ phí từ 6 - 11kg lương thực, thực phẩm.

Báo cáo của FAO nhấn mạnh thật bất công khi hằng ngày trên thế giới vẫn có hàng trăm triệu người bị đói ăn trong khi ở những nơi khác người ta lại bỏ phí một số lượng lớn lương thực, thực phẩm đã qua chế biến. Theo tính toán, số lương thực, thực phẩm này đủ giúp cho 2 tỷ người có được 3 bữa ăn/ngày, trẻ em không phải bụng đói đến trường, người lớn không phải uống nước cầm hơi.

Theo dự báo của FAO, đến năm 2050, tổng sản lượng lương thực, thực phẩm toàn cầu phải tăng 60% so với hiện tại mới đủ nuôi sống 9 tỷ người vào thời điểm đó. Để giải được bài toán này, theo FAO, một trong những biện pháp cần làm ngay là giảm tối đa lượng lương thực, thực phẩm bị lãng phí ở tất cả các khâu để đến khi đó, con số lương thực, thực phẩm bị lãng phí chỉ còn bằng phân nửa mức hiện nay.

Tài liệu của FAO khẳng định tình trạng lãng phí lương thực, thực phẩm không chỉ ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu, mà còn tác động rất xấu tới môi trường sống, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, tăng lượng chất thải gây hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc trồng cấy và chế biến số lương thực, thực phẩm này. Đó là chưa kể tình trạng lãng phí lương thực, thực phẩm còn gây phí tổn rất lớn về sức người, sức của cũng như các nguồn tài nguyên đất và nước./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.