Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy vai trò của di sản tư liệu. (Ảnh: UNESCO/Sacha HERON)

Các đại biểu tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy vai trò của di sản tư liệu. (Ảnh: UNESCO/Sacha HERON)

Hội nghị được tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày thế giới về Di sản nghe nhìn hằng năm, 27/10. Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu gồm các đại diện chính phủ, các chuyên gia đến từ các Uỷ ban quốc gia và khu vực về MOW, đại diện các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực di sản tư liệu.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị có Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh và Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương - Thành viên Ủy ban tư vấn quốc tế (IAC) của UNESCO, Phó Chủ tịch Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương (MOWCAP).

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế ảnh 1

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh trao đổi với đại biểu quốc tế. (Ảnh: UNESCO/Sacha HERON)

Di sản tư liệu là cấu phần chủ chốt trong ký ức của nhân loại, giúp loài người hiểu về quá khứ, học hỏi từ quá khứ và định hình tương lai. Với ý nghĩa đó, Di sản tư liệu thế giới được coi là một trong các danh hiệu quan trọng của UNESCO. Đến nay toàn thế giới có 496 Di sản tư liệu thế giới được ghi danh theo Chương trình Ký ức thế giới.

Di sản tư liệu trên thế giới đang gặp các thách thức như nguy cơ bị hư hỏng, cố tình phá hủy và các rủi ro gia tăng khác do xung đột và thiên tai. Trong bối cảnh đó, Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát huy vai trò của di sản tư liệu cùng những công cụ hiệu quả nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế, sự gắn kết xã hội, xây dựng hòa bình bền vững.

Sự tham gia của Đoàn Việt Nam tại Hội nghị và Diễn đàn này, trong đó có sự tham gia của chuyên gia tầm quốc tế Vũ Thị Minh Hương, khẳng định vai trò thành viên tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam trong lĩnh vực di sản tư liệu.

Ở Việt Nam, vai trò của di sản tư liệu cũng ngày càng được coi trọng. Trong dự thảo Luật Di sản văn hoá sửa đổi chuẩn bị trình Kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khoá XV xem xét thông qua, lần đầu tiên nội dung di sản tư liệu được quy định, trong đó có dựa trên cơ sở nội luật hóa các khuyến nghị của Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế ảnh 2

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Chương trình Ký ức thế giới là chương trình do UNESCO khởi xướng năm 1992 với mục đích bảo tồn và quảng bá những bộ sưu tập tư liệu có giá trị đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ, thư viện và bảo tàng trên toàn thế giới thông qua thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm: (i) tạo điều kiện bảo tồn các di sản tư liệu bằng những kỹ thuật phù hợp nhất; (ii) hỗ trợ tiếp cận các di sản tư liệu trên toàn cầu; (iii) nâng cao nhận thức trên toàn thế giới về sự tồn tại và tầm quan trọng của di sản tư liệu.

https://nhandan.vn/di-san-tu-lieu-the-gioi-nhan-to-quan-trong-gop-phan-thuc-day-hieu-biet-va-hop-tac-quoc-te-post839361.html

Khải Hoàn - Minh Duy (Theo Báo Nhân dân)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...