Liên hợp quốc thúc giục hành động vì khí hậu

Ngày 24/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tiếp tục cảnh báo nhân loại sẽ phải trả giá khủng khiếp vì thiếu hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu. Ông Guterres nhấn mạnh, thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Cùng ngày, được công bố tại Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) ở Colombia, báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hằng năm trên toàn cầu hiện ở mức cao nhất mọi thời đại và cần hành động khẩn cấp để ngăn tốc độ tăng nhiệt Trái đất và giảm tác động tồi tệ của biến đổi khí hậu.

Trong báo cáo có tên Khoảng cách Phát thải, UNEP nêu rõ nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện tăng khoảng 1,30C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Với mức độ hành động ứng phó biến đổi khí hậu như hiện nay, nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm 3,10C trong thế kỷ này, cao hơn nhiều mục tiêu kiềm chế dưới 1,50C được nêu trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.

Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cảnh báo: Thời điểm khủng hoảng khí hậu đã đến, các quốc gia phải cắt giảm khí thải ngay lập tức. Nếu không, mục tiêu 1,50C sẽ sớm thất bại.

Theo báo cáo, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu đã tăng 1,3% trong giai đoạn 2022-2023. Với các cam kết hiện tại, nền nhiệt Trái đất được dự báo tăng thêm từ 2,6 đến 2,80C vào năm 2100. Hành động trong thập niên tới có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

UNEP đánh giá, về mặt kỹ thuật, mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 1,50C vẫn khả thi, nhưng chỉ có thể đạt được khi lượng khí nhà kính giảm đáng kể vào năm 2035.

Báo cáo cho rằng, để kiềm chế đà tăng nhiệt ở mức dưới 1,50C, các quốc gia phải cùng nhau cam kết và thực hiện cắt giảm 42% lượng khí thải hằng năm vào năm 2030 và đạt mức 57% vào năm 2035.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu bật lo ngại cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Theo ông Guterres nhận định, các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cần thể hiện tham vọng và cam kết cao hơn nữa trong vòng đàm phán sắp tới, liên quan cơ chế Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).

Lời kêu gọi của Liên hợp quốc được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan vào tháng 11 tới. Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen hối thúc các nước tận dụng cơ hội này để tăng cường hành động nhằm cắt giảm khí thải.

https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-thuc-giuc-hanh-dong-vi-khi-hau-post838718.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...