[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều khổ đau do ảnh hưởng của các hủ tục. Đa số phụ nữ Hà Nhì từ nhỏ đã lao động nặng nhọc, không được đi học, phải lấy chồng sớm, không được tham gia các hoạt động xã hội.

 

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động được triển khai thu hút nhiều chị em phụ nữ Hà Nhì tham gia.

 

Hội Phụ nữ các xã có người Hà Nhì sinh sống như Y Tý, A Lù, Nậm Pung, A Mú Sung thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng, tích cực tổ chức tuyên truyền, thay đổi nhận thức của phụ nữ Hà Nhì về bình đẳng giới, bắt đầu từ những phụ nữ cao tuổi, những phụ nữ có gia đình, sau đó là trẻ em, học sinh nữ.

 

Các xã vùng cao mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho những phụ nữ Hà Nhì chưa biết chữ được tới trường học, từ đó biết đọc, biết viết.

 

Không chỉ được đi học chữ, nhiều phụ nữ Hà Nhì đã thay đổi tư duy và nhận thức khi được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.

 

Phụ nữ dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Y Tý trước đây ít khi được tham gia vào công việc xã hội nhưng nay đã tham gia vào nhiều công việc quan trọng của xã, thôn, bản nơi mình sinh sống, góp phần xây dựng quê hương.

 

Trên vùng cao huyện Bát Xát ngày càng có nhiều phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục, học lên đại học, cao đẳng, sau đó tham gia công tác xã hội với các công việc như cán bộ, công chức xã, giáo viên.

 

Phụ nữ Hà Nhì cũng được tham gia các lớp học nghề, trở thành chủ nhân của những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: làm homestay đón khách du lịch, trồng cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi gia súc… đem lại cuộc sống ấm no hơn.

 

Các hoạt động của Dự án 8 và các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai giúp phụ nữ Hà Nhì được “cởi trói” khỏi những tập tục lạc hậu, tránh xa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bớt phải lao động nặng nhọc, có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, ngày càng ấm no, hạnh phúc.

https://baolaocai.vn/anh-du-an-8-gop-phan-coi-troi-cho-phu-nu-ha-nhi-post391046.html

Theo Trần Tuấn Ngọc/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Dấu xưa Lão Nhai

Trong ký ức của nhiều người dân thành phố Lào Cai, Lão Nhai là một hình ảnh quen thuộc, đầy ắp những câu chuyện xưa cũ, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của thành phố.

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.