Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5. Ngày 6/9, khi bão Yagi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), nó đã mạnh hơn gấp đôi kể từ khi rời miền Bắc Philippines hai ngày trước đó. Khi bão số 3 (Yagi) trên đường tiến vào đất liền Việt Nam, nó đã tăng cấp rất nhanh và không theo quy luật.

Trong khi đó, tuy bão Francine đã giảm cường độ sau khi “quần thảo” bang Louisiana (Mỹ) nhưng nó đã bất ngờ tăng cấp lên bão cấp 2. Bão Francine đổ bộ Louisiana ngày 11/9 với sức gió khoảng 160 km/h, gây lũ quét và mất điện ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Thậm chí New Orleans phải hứng chịu lượng mưa lớn tương đương một tháng chỉ trong một ngày.

Ban đầu, các nhà dự báo khí tượng cho rằng Francine sẽ là bão cấp 1. Thay vào đó, cơn bão nhanh chóng tăng cấp lên bão số 2 ngay trước khi đổ bộ đất liền. Nhà khí tượng học Heather Zons tại Weather Channel cho biết: “Francine đã tăng tốc độ thêm 56 km/h chỉ trong một ngày”.

Các nhà khoa học đánh giá rằng việc các cơn bão tăng cấp thần tốc sẽ phổ biến hơn trong tương lai do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tăng cấp của các cơn bão ngày nay cao hơn 30% so với thập niên 90 của thế kỷ trước.

Bão Ian từng tăng cấp nhanh chóng và bất ngờ lên bão số 5 ngay trước khi đổ bộ Florida (Mỹ) năm 2022 khiến 149 người thiệt mạng.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng kể từ những năm 1970, số cơn bão tăng cấp lên bão số 4 hoặc số 5 với sức gió trên 210 km/h đã tăng gấp đôi tại Bắc Đại Tây Dương.

Khí nhà kính “giam” nhiệt trong không khí, dẫn đến đại dương tăng nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ đại dương ấm hơn cũng góp phần khiến các cơn bão nhiệt đới tăng cấp nhanh chóng. Các cơn bão hút năng lượng từ đại dương và chuyển thành gió mạnh. Để bão phát triển, nhiệt độ nước thường ở mức 26,5 độ C trở lên. Nhiệt độ nước càng cao thì càng có nhiều năng lượng để tăng cường cơn bão.

Ngay cả các mẫu dự đoán thời tiết tiên tiến như Trung tâm Bão quốc gia Mỹ sử dụng hiện nay cũng không thể luôn phát hiện được thay đổi vào phút cuối của bão.

Nhà nghiên cứu Jennifer Collins tại Đại học Nam Florida nhận định, các cơn bão tăng từ cấp số 1 lên bão to rất nhanh chóng. Điều đó có thể khiến nhiều người không kịp chuẩn bị.

https://baolaocai.vn/bien-doi-khi-hau-khien-ngay-cang-co-nhieu-con-bao-tang-cap-than-toc-hon-post390217.html

Theo Báo Lào Cai

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.