Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương

Các quốc đảo Thái Bình Dương đang đối mặt nhiều thách thức, song cũng sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vị trí địa chính trị quan trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Hội nghị cấp cao Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) lần thứ 53, đang diễn ra tại Tonga, là cơ hội để PIF vạch ra tầm nhìn chung trên con đường phát triển, đồng thời khẳng định tiếng nói trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Với vị thế quan trọng trên “bàn cờ chiến lược” thế giới, các quốc đảo Thái Bình Dương có sức hút ngày càng lớn. Giữa tháng 7 vừa qua, Nhật Bản chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, sự kiện được đánh giá là dịp để Tokyo mở rộng tầm ảnh hưởng.

Hội nghị cấp cao PIF lần thứ 53 được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những nút thắt trong tiến trình phát triển của các quốc đảo. Hội nghị năm nay thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, khi quy tụ sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, hơn 1.000 đại biểu quốc tế, cùng chương trình nghị sự đề cập hàng loạt vấn đề nóng tại khu vực như phục hồi kinh tế, bảo đảm an ninh, xử lý vấn nạn buôn bán ma túy xuyên quốc gia, huy động tài chính khí hậu, bảo vệ môi trường.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký PIF, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa nhấn mạnh, hội nghị được tổ chức vào thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực, khi các quốc đảo Thái Bình Dương đứng ở vị trí trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu.

Với vị thế quan trọng trên “bàn cờ chiến lược” thế giới, các quốc đảo Thái Bình Dương có sức hút ngày càng lớn. Giữa tháng 7 vừa qua, Nhật Bản chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, sự kiện được đánh giá là dịp để Tokyo mở rộng tầm ảnh hưởng.

Trong khi đó, Washington cũng nỗ lực thắt chặt mối liên kết với khu vực thông qua hàng loạt bước đi chiến lược như tổ chức Hội nghị cấp cao Mỹ-PIF, thiết lập quan hệ ngoại giao với 2 quốc đảo là quần đảo Cook và Niue, liên tiếp mở các đại sứ quán mới ở Solomon, Tonga và mới đây nhất là Vanuatu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nhấn mạnh, các quốc đảo Thái Bình Dương có tiếng nói quan trọng định hình thế giới trong những thập niên tới và đó là lý do Washington ưu tiên tăng cường hợp tác với khu vực. Australia, New Zealand, Ấn Độ, Anh… cũng nỗ lực để không chậm chân trong cuộc chiến giành ảnh hưởng này.

Sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là cơ hội để các quốc đảo thu hút viện trợ nhằm phát triển kinh tế và giải quyết mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực là biến đổi khí hậu. Đứng nơi “đầu sóng ngọn gió”, các quốc đảo phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất của tình trạng Trái đất nóng lên.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nêu rõ, dù khu vực Thái Bình Dương chỉ tạo ra 0,02% lượng khí thải các-bon toàn cầu, nhưng các quốc đảo trong khu vực đang đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi phải ứng phó nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ bão nhiệt đới mạnh đến những đợt nắng nóng kỷ lục.

Đó cũng là cuộc chiến sinh tồn khi mực nước biển Thái Bình Dương đang dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân, thậm chí đặt một số khu vực trước nguy cơ bị hủy diệt. Các nhà khoa học cảnh báo, Tuvalu có thể gần như bị xóa sổ hoàn toàn khỏi bản đồ trong vòng 30 năm tới.

Mặc dù là nạn nhân chính, song thời gian qua, khoản hỗ trợ nhỏ giọt từ các nước lớn không đủ để khu vực này chống chọi những thảm họa thiên nhiên. Tài chính khí hậu tiếp tục là bài toán nan giải khi mục tiêu huy động 500 triệu USD cho Quỹ phục hồi Thái Bình Dương (PRF) vào năm 2026 đang có nguy cơ bị bỏ lỡ.

PRF được đề xuất nhằm giúp các quốc đảo Thái Bình Dương dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính cho những dự án thích ứng biến đổi khí hậu, phòng ngừa và ứng phó sớm với thảm họa. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, hội nghị tại Tonga là cơ hội để các quốc đảo kêu gọi sự chung tay của cộng đồng quốc tế, nhất là trong việc triển khai PRF, đồng thời khẳng định vai trò mạnh mẽ hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Giới phân tích kỳ vọng, với quyết tâm của các nước trong khu vực cùng sự hỗ trợ tích cực hơn từ cộng đồng quốc tế, Hội nghị cấp cao PIF lần thứ 53 sẽ mở ra một chương mới tươi sáng hơn trên tiến trình phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương.

Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.