Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.
 
Yêu.zip - 2.jpeg

Chị Trần Thị Giang, ở thôn Trung Tâm, xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn. Gia đình chị nhiều đời làm nghề may. Ban đầu chị học ngành lâm nghiệp, nhưng khi tốt nghiệp ra trường, thay vì tìm công việc phù hợp với ngành học, chị lựa chọn nối nghiệp gia đình. Thời điểm mới khởi nghiệp, kinh doanh thuận lợi, nhưng sau một thời gian, nhu cầu may đo ít dần, người dân chuộng đồ bán sẵn, công việc của chị Giang gặp khó khăn.

Yêu.zip - 3.jpeg

Chị cho biết: Qua vài lần lên vùng cao, tôi thấy đồng bào Dao thêu, khâu một bộ trang phục rất cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Có khi cả năm mới có được một bộ đồ để mặc. Ở Văn Bàn, nhiều người may trang phục dân tộc Tày, Thái nhưng may trang phục của dân tộc Dao thì rất hiếm. Vậy nên, tôi nảy ý tưởng sử dụng máy may hỗ trợ bà con một số công đoạn trong quá trình tạo nên bộ đồ.

 
Yêu.zip - 4.jpeg

Ban đầu, chỉ may lắp ráp một số chi tiết, bộ phận, sau đó chị Giang thực hiện may hoàn chỉnh bộ trang phục. Ngoại trừ phần bà con tự thêu tay, các chi tiết còn lại chị Giang chỉ mất khoảng 2 giờ để hoàn chỉnh một bộ đồ.

“Công đoạn khó nhất trong trang phục của người Dao là các họa tiết cần phải thêu tay. Bà con tự thêu sau đó mang xuống để tôi ghép lại thành bộ”, chị Giang chia sẻ.

Yêu.zip - 5.jpeg
 

Hiện tại, để giảm chi phí và rút ngắn thời gian thêu tay, chị Giang may sẵn các bộ đồ có họa tiết in để bà con lựa chọn. Những bộ đồ này có giá rẻ và dễ dàng giặt, phơi thuận lợi cho bà con mặc hằng ngày đi lao động, sản xuất hoặc dùng trong các buổi biểu diễn văn nghệ thay bộ đồ thêu truyền thống. “Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến khích bà con tự thêu thổ cẩm khi có thời gian rảnh để gìn giữ văn hóa truyền thống” - chị Giang cho biết.

Yêu.zip - 6.jpeg

Gần 20 năm gắn bó nghề may, chị Giang có thể phân biệt rõ các họa tiết trên trang phục người Dao của từng vùng. Không đơn thuần là may một bộ đồ để mặc, chị Giang còn tìm hiểu về văn hóa người Dao, như may đồ cho thầy cúng thì phải chọn ngày lành, tránh ngày kiêng kị.

Trang phục do chị Giang may luôn được bà con người Dao tin tưởng. Không chỉ có khách trong xã, trong huyện mà có cả khách hàng từ Lai Châu, Yên Bái đến mua.

Yêu trang phục của người Dao | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.