Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa

Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.

Trên thực tế, chợ tình Sa Pa diễn ra mỗi năm một lần nếu theo đúng như tục lệ văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Trước kia, đây là một sự kiện được mong đợi bởi các cặp đôi, những bạn trẻ có tình cảm với nhau mà chưa kịp thổ lộ, họ chờ đợi trong một năm mới có một dịp để gặp nhau thổ lộ.

Hiện nay, chợ tình Sa Pa đã được quản lý và tổ chức dưới mục đích thu hút khách du lịch, diễn ra vào mỗi tối thứ bảy hằng tuần. Địa điểm tổ chức là tại Quảng trường Sa Pa, nằm phía trước nhà thờ đá.

Tiếng khèn và những điệu múa đặc sắc trong đêm chợ tình Sa Pa.

Tiếng khèn và những điệu múa đặc sắc trong đêm chợ tình Sa Pa.

Từ chập tối thứ Bảy, dưới phố và ở sân nhà thờ đã thấy nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với vòng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Trước cổng nhà thờ đá, một nhóm chàng trai trong trang phục dân tộc đang chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại khèn mà mình mang theo.

Rất nhiều du khách trong nước cũng như nước ngoài bị thu hút bởi tiếng khèn của các chàng trai kéo về khu vực trung tâm. Ai cũng cố len người vào để được tận mắt thấy các chàng trai, cô gái thể hiện tài năng và hát giao duyên với nhau.

Chị Nguyễn Bích Việt ở Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội chia sẻ: Tôi rất vui khi được đến Sa Pa vào đúng thứ bảy và được tham quan chợ tình với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như kéo co, thổi khèn, hát giao duyên. Gia đình tôi có thể tham gia các hoạt động tại chợ, cùng thưởng thức các món đặc sản Tây Bắc với người dân bản địa, mua sắm đồ lưu niệm, vải vóc thổ cẩm. Từ khoảng 8 giờ tối cho đến mờ sáng hôm sau sẽ là chương trình hát giao duyên giữa các đôi trai bản gái làng. Họ quây quần, nhảy múa trong tiếng khèn, tiếng sáo khuấy động cả không gian núi rừng. Đặc biệt, tôi có thể thoải mái đến tham quan chợ tình Sa Pa mà không mất phí gì. Mọi người đã đến với Sa Pa thì không thể bỏ lỡ chợ tình - một nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc nơi đây.

Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.