Quỹ Tiền tệ quốc tế cảnh báo nguy cơ giảm phát đối với kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 15/1 đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể rơi vào giảm phát do đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn trong năm 2014, bất chấp tăng trưởng kinh tế thế giới hiện đang trên đà phục hồi tích cực.

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde.
(Nguồn: THX/TTXVN)
Phát biểu tại một Câu lạc bộ Báo chí quốc gia, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhận định, sau một thời gian bất ổn, kinh tế thế giới đã có nhiều dấu hiệu cải thiện tích cực, nhất là trong nửa cuối năm 2013. Xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài sang năm nay khi tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển dần lấy lại đà phục hồi sau một thời gian dài suy thoái.

Mặc dù lạc quan về triển vọng kinh tế của năm 2014 song bà Lagarde cảnh báo nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn và "dễ bị tổn thương" do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2008. Theo người đứng đầu IMF, sau 5 năm phục hồi kể từ "bão" tài chính năm 2008, tăng trưởng toàn cầu vẫn dưới mức 4%/năm khiến các nước phải thực hiện biện pháp kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát liên tục được kiềm chế dưới mức mục tiêu mà các ngân hàng Trung ương đặt ra thì lại làm tăng nguy cơ dẫn tới giảm phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đà phục hồi kinh tế khi giá cả hàng hóa sụt giảm mạnh khiến nền kinh tế bị đóng băng. Bà Lagarde khẳng định thể chế đa phương này sẽ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa các nền kinh tế thành viên cũng như trong việc điều phối hoạt động kinh tế chung.

Nhận định về triển vọng kinh tế tại châu Âu, người đứng đầu IMF cho rằng mặc dù đã thoát khỏi thời kỳ suy thoái kéo dài, song đà phục hồi kinh tế tại khu vực này vẫn chưa ổn định và không đồng đều do một số quốc gia vẫn đang gánh nhiều khoản nợ và tín dụng cao.

Bà Lagarde khuyến cáo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cần nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy đà phục hồi, đồng thời thực hiện các biện pháp ngăn chặn tái diễn khủng hoảng nợ trong tương lai. Với các nền kinh tế mới nổi hàng đầu, trong đó có Trung Quốc, bà Lagarde khuyến cáo các nước cần tăng cường củng cố và thắt chặt các quy định tài chính cũng như chuẩn bị tốt trước những nguy cơ bùng nổ bong bóng tài sản.

Liên quan đến việc Quốc hội Mỹ mới đây đã từ chối phê duyệt ngân sách 63 tỷ USD đóng góp cho IMF trong tài khóa 2014 để triển khai chương trình cải tổ tổng thể, bà Lagarde vẫn bày tỏ hy vọng chính quyền của Tổng thống Barack Obama sẽ thuyết phục được Quốc hội thông qua ngân sách cải tổ IMF. Theo bà, điều này sẽ giúp IMF có nguồn lực hỗ trợ các nước chống chọi với cuộc khủng hoảng tài chính, đồng thời cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Những nhận định của Tổng Giám đốc IMF được đưa ra một ngày sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) công bố "Báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu" trong đó dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay. Báo cáo của WB cũng cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi các luồng lưu thông vốn quốc tế vẫn chưa ổn định trong bối cảnh các nước thu nhập cao bắt đầu rút lại các biện pháp hỗ trợ kinh tế./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.