Bảo Yên: Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa đồng bào bản địa

Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa đang được chính quyền và nhiều hộ đồng bào dân tộc huyện Bảo Yên quan tâm, phát triển. Loại hình kinh doanh này góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, không gian văn hóa, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế bền vững.

Bảo Yên - miền đất có 2 dòng sông, là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Đền Bảo Hà là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng không chỉ ở Lào Cai mà trong phạm vi cả nước. Ngoài đền Bảo Hà, trên địa bàn huyện Bảo Yên còn có 10 di tích đã được các cấp xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp Quốc gia, 8 di tích, danh thắng cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và 2 điểm du lịch và một số di sản văn hóa phi vật thể chung của cả tỉnh, như chữ Nôm Dao, lễ cấp sắc, kéo co Tày - Giáy, then Tày... 

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện tiếp tục xác định phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá. Đề án số 05 của Ban Chấp hành Huyện ủy Bảo Yên về phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 đặt mục tiêu phát triển du lịch tâm linh từng bước trở thành trung tâm của du lịch tâm linh của tỉnh và của khu vực Tây Bắc; gắn kết phát triển du lịch tâm linh với các sản phẩm du lịch đặc trưng là thế mạnh của tỉnh, của huyện, như du lịch lịch sử, thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, du lịch văn hóa, lễ hội… nhằm thực hiện thành công việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Dựa vào tài nguyên sẵn có là văn hóa dân tộc, cộng với thiên nhiên tươi đẹp, các sản vật địa phương phong phú, Bảo Yên đã tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có để thu hút du khách.

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa dân tộc.

Bảo Yên xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó lấy phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng làm trọng tâm. Trong năm 2023, tổng doanh thu từ du lịch của Bảo Yên khoảng 980 tỷ đồng với lượng khách du lịch khoảng 1,4 triệu lượt người.

Năm 2023, nhằm khai thác những thế mạnh về du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh gắn với phát triển kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên đã xây dựng Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 08/02/2023 triển khai thực hiện Đề án số 05 về "phát triển du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên, giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023"; Kế hoạch số 363/KH-UBND ngày 14/12/2022 về việc tuyên truyền và tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội năm 2023; Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức các hoạt động kích cầu du lịch cộng đồng tại xã Nghĩa Đô, Tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Đền Bảo Hà; Kế hoạch Triển khai thực hiện nội dung: Bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số; Xây dựng và hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Nghĩa Đô - điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Bảo Yên.

Nghĩa Đô là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Bảo Yên. Với 98% dân số là đồng bào Tày sinh sống, có truyền thống văn hóa lâu đời và kiến trúc nhà ở còn nguyên vẹn, du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô được đầu tư khá bài bản. Hiện tại, Nghĩa Đô có 30 hộ đăng ký tham gia cung cấp cơ sở lưu trú homestay, hiện có 19 hộ đã đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và đang hoạt động thường xuyên. Các thôn, bản đều xây dựng các đội văn nghệ dân gian. Các hoạt động chợ đêm được duy trì với văn hóa ẩm thực và nhiều sản vật của địa phương. Chính quyền địa phương và đơn vị chức năng khuyến khích người dân giữ gìn bản sắc, tạo ra các sản phẩm đặc trưng để du khách có những trải nghiệm thú vị.

Với các hoạt động tổ chức thành công Ngày hội văn hoá dân gian Điểm du lịch Nghĩa Đô lần thứ 2 với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” gồm 20 sự kiện được tổ chức đã thu hút gần 20 nghìn lượt du khách đến với Nghĩa Đô. Tổ chức khôi phục một số nghề truyền thống như đan, lát, dệt; các trò chơi dân gian; lễ hội truyền thống (Xuống Đồng, Hội Cốm, Ngày hội Văn hóa dân gian,...) tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch.

Cũng trong năm, huyện đã hoàn thiện Đề cương chi tiết Đề án “Bảo tồn hệ sinh thái và không gian văn hóa dân tộc Tày Tây Bắc tại xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”; phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lào Cai tiến hành thám sát phế tích Thành Nhà Bầu tại đỉnh Khau Cấn, xã Nghĩa Đô; khảo sát sơ bộ thác Bản Hốc, làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng đề nghị công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Đồng thời, tiến hành khảo sát thực tế Hang Làng Đắng xã Việt Tiến, Thác Xa xã Tân Tiến làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh công nhận di tích danh lam thắng cảnh những năm tiếp theo.

Với sự đồng lòng, thống nhất cao từ cấp ủy, chính quyền các cấp đến người dân, Năm 2023 điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô đã đạt được những thành quả ngoài mong đợi như: Giải thưởng Homestay ASEAN giai đoạn 2023 - 2025; là Làng du lịch tiêu biểu đại diện của tỉnh Lào Cai tham gia Liên hoan Làng du lịch cộng đồng 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tổ chức tại Hòa Bình và xuất sắc đạt Giải Nhất phần thi trưng bày gian hàng giới thiệu các sản phẩm văn hóa - du lịch, quà tặng lưu niệm, các sản phẩm OCOP và trình diễn nghề truyền thống của các Làng du lịch cộng đồng...

Các cuộc thi nhằm khuyến khích các hộ dân chỉnh trang lại cơ sở vật chất, đáp ứng tốt như cầu của khách du lịch.

Với mục tiêu phấn đấu du lịch tâm linh của huyện từng bước trở thành trung tâm du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước; gắn kết phát triển du lịch tâm linh với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là thế mạnh của tỉnh, huyện. Thời gian qua, Bảo Yên đã xây dựng chuỗi các hoạt động tín ngưỡng tâm linh trải dài trong suốt năm nhằm thu hút du khách đến với Bảo Yên thường xuyên, liên tục; đổi mới việc tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà, tạo thành chuỗi sự kiện du lịch nổi bật trong vùng. Đồng thời, tổ chức các sự kiện theo nhóm, theo quý như: Đầu xuân xin lộc, tháng Bảy lễ giỗ Ông; tháng 11, 12 âm lịch Lễ trả ơn, với các nội dung chủ yếu là thực hành tín ngưỡng thờ mẫu, nghệ thuật hát chầu văn, nghệ thuật ẩm thực. Lên kế hoạch mở rộng quy mô, thời gian tổ chức lễ hội đền Bảo Hà theo hướng liên kết chuỗi các sự kiện du lịch tâm linh trên địa bàn huyện. Cùng với đó, tổ chức kết nối với các điểm du lịch tâm linh dọc sông Hồng, với sự tham gia của các di tích như: Di tích đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), Di tích đền Tuần Quán, Đông Cuông, Ngọc Sơn (Yên Bái).

Ngoài ra, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao nghiên cứu, thám sát dấu tích cổ Thành cổ Nghị Lang địa phận xã Nghĩa Đô; xây dựng và hỗ trợ hoạt động 05 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ hoạt động cho 09 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh mang những đồ lưu niệm đặc trưng, mang ý nghĩa tâm linh của mỗi di tích đến để bán, tặng cho du khách; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của các dân tộc trong huyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch tâm linh.

Với hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm nền tảng tạo sản phẩm du lịch để thu hút du khách, chắc chắn không chỉ với Bảo Yên mà nhiều địa phương khác ở Lào Cai sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế của mình để góp phần phát triển du lịch bền vững.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.