Kiều hối sẽ vẫn là “mỏ vàng”

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguồn kiều hối sẽ tiếp tục được “hút” về nước trong những năm tới.
Số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng 3 năm gần đây lượng kiều hối liên tục tăng. Nếu như năm 2011, lượng kiều hối về Việt Nam là 9 tỷ USD thì con số này của năm 2012 là 10 tỷ USD và tăng thêm 1 tỷ USD trong năm 2013, đạt 11 tỷ USD.
 
Caption

Nguồn kiều hối sẽ tiếp tục được “hút” về nước

trong những năm tới.
TS. Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn, nhưng lượng kiều hối vẫn đạt được mức khả quan, năm sau cao hơn năm trước.
 
Đặc biệt, lượng tiền kiều hối chuyển về không chỉ từ kiều bào, người lao động ở nước ngoài chuyển về cho người thân trong gia đình như trước kia nữa mà còn có cả tiền chuyển về với mục đích đầu tư. Nhận định này của TS. Lê Xuân Nghĩa trùng khớp với kết quả nghiên cứu thị trường của Western Union công bố mới đây.
 
Theo nghiên cứu này thì những năm gần đây, có hai nhóm phát sinh nhu cầu chuyển kiều hồi nổi trội. Đầu tiên là người lao động ở nước ngoài hay Việt kiều chuyển tiền về nước nhằm giúp đỡ gia đình, hỗ trợ giáo dục, thăm biếu dịp lễ tết, chi phí cho gia đình... Ngoài ra, một nhu cầu mới xuất hiện trong thời gian vừa qua là họ gửi tiền về để trả các khoản nợ vay trước đây, xây nhà, mua bất động sản.
 
Nhìn nhận về con số kiều hối năm 2013, một chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là kết quả từ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua với mong muốn phát huy tốt nhất nguồn lực của kiều bào. Đặc biệt, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị kêu gọi triển khai công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong toàn bộ hệ thống chính trị đã được kiều bào quan tâm, hưởng ứng.
 
Trong đó, Nghị quyết lưu ý tới việc ưu tiên hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh trong nước. Nhà nước coi trọng các hình thức đầu tư, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ do người Việt Nam ở nước ngoài trực tiếp hoặc thông qua người thân trong nước thực hiện; mở rộng và tạo thuận lợi hơn nữa chính sách kiều hối.
 
“Nguồn kiều hối tăng đã góp phần tác động tích cực đến thị trường ngoại tệ và tỷ giá hối đoái thời gian vừa qua và trong thời gian tới” - một chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.
 
 
Năm 2013, Việt Nam xếp thứ 9 trong danh sách các quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
 
Theo dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguồn kiều hối sẽ tiếp tục được “hút” về nước trong những năm tới và trở thành “mỏ vàng” cần tiếp tục khai thác bởi nhiều yếu tố hấp dẫn.
 
Thứ nhất, từ năm 2011 trở lại đây, các giải pháp điều hành của Chính phủ luôn kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được kết quả lạc quan, lạm phát được kiểm soát, vị thế của đồng Việt Nam được nâng cao, nên người dân cũng như Việt kiều ở nước ngoài đã có niềm tin hơn vào các chính sách.
 
Thứ hai, bên cạnh kiều hối chuyển về từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) là chủ lực, thì đã xuất hiện thêm các thị trường mới. Đặc biệt, gần đây, người Việt Nam đã có mặt, làm ăn buôn bán ở rất nhiều nước trên thế giới.
 
Các nước nhận nhiều kiều hối nhất thế giới 

Chính phủ cũng có nhiều chính sách mở cửa ký kết hợp tác với một số quốc gia trong việc xuất khẩu lao động. Theo thống kê của Western Union, nếu như hơn thập kỷ trước, kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh Western Union chỉ từ 16 quốc gia thì hiện tại con số này đã lên đến trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
 
Thứ ba, trong thời gian tới, nền kinh tế thế giới hồi phục cộng với việc Chính phủ đang tiếp tục đưa ra các chính sách thông thoáng hơn trong việc thu hút đầu tư, nhất là “mở cửa” với Việt kiều sở hữu nhà đất trong nước.
 
Thứ tư, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và hiện đại, thuận tiện hơn trong việc nhận tiền kiều hối.
 
Với những thuận lợi như phân tích trên, theo nhận định của Công ty Kiều hối Đông Á, lượng kiều hối trong kỳ Tết Giáp Ngọ 2014 có thể tăng đến 35% so với trung bình các tháng trong năm. Còn theo dự báo của Trung tâm nghiên cứu BIDV thì cả năm 2014, kiều hối sẽ tăng khoảng 10%. Như vậy, vào cuối năm nay, 12 tỷ USD là con số kiều hối có thể đạt được, tăng thêm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước./.
 

*Trong năm 2013, Việt Nam thu hút được 11 tỷ USD kiều hối, đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất thế giới- .xếp thứ 9 thế giới về kiều hối.


(theo thoibaonganhang.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...