Năm 2014, Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo

Báo cáo kết quả xuất khẩu gạo năm 2013 cho thấy, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6 triệu tấn gạo, giảm hơn 1 triệu tấn so với năm 2012, thấp nhất trong 3 năm qua. Với kết quả này, Việt Nam đã tụt xuống hạng 3 sau Ấn Độ và Thái Lan trên bảng tổng xếp xuất khẩu gạo. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, năm 2014,  Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 7 triệu tấn gạo.

Chuyển lúa xuống ghe bán cho các thương lái tại đồng bằng sông Cửu Long (Ảnh: N.S)

Thị trường xuất khẩu có nhiều thay đổi đáng kể do thiếu nhu cầu từ các thị trường truyền thống ở các nước Đông Nam Á cũng như chịu sự cạnh tranh từ giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ. Tuy nhiên, giá gạo trong nước vẫn giữ ổn định, nhất là trong thời điểm thu hoạch vụ đông xuân và hè thu. VFA cho rằng tình hình thị trường gạo thế giới trong năm 2014 tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á. Xu hướng cạnh tranh không chỉ ở phân khúc gạo cấp thấp mà ngay cả gạo thơm cũng phải ganh đua quyết liệt với Thái Lan, Ấn Độ. Tuy nhiên, VFA cũng dự kiến trong năm 2014, Việt Nam sẽ xuất khẩu từ 6 - 7 triệu tấn gạo. Theo mục tiêu này, VFA sẽ tập trung công tác kiểm tra việc chấp hành giá sàn xuất khẩu gạo, tập trung và đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống.

Theo đó, VFA cũng đề xuất, cần tập trung xây dựng tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu gạo mới, phối hợp xuất khẩu giữa các bên như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm với Cục Trồng trọt chăn nuôi, nông lâm thủy sản để đồng bộ tất cả các khâu trong chuỗi liên kết, tạo đà phát triển, tăng diện tích trồng lúa theo tiêu chuẩn Vietgap để tăng giá trị cho hạt gạo Việt Nam.

VFA nhận định, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2014 vẫn là châu Á, trong đó Trung Quốc là thị trường trọng điểm. Trung Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách nhập khẩu chính ngạch, sản lượng có thể tăng lên 3,4 triệu tấn, có thể giúp Việt Nam bù đắp được sụt giảm ở một  số thị trường khác. Ngoài bán chính ngạch, VFA cũng kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành cần sớm đưa ra các giải pháp quan hệ song phương, tránh tình trạng ngăn cản, cấm biên đột ngột. VFA cũng khuyến cáo Trung Quốc tuy là thị trường có tiềm năng lớn và lâu dài, nhưng với chất lượng gạo như hiện nay thì Việt Nam không thể bán giá cao mà còn hay bị ép giá nên nông dân cần chuyển đổi sang giống chất lượng; doanh nghiệp có phương án tiếp cận bài bản để tránh rủi ro. Một số thị trường khác như châu Phi, Iraq, Bangladesh sẽ được mở rộng cho tư nhân tiếp cận; đặc biệt là chuẩn bị vào thị trường Mỹ và Nhật Bản khi kết thúc đàm phám TPP.

Trước mắt, VFA sẽ tổ chức để 29 doanh nghiệp có cánh đồng liên kết "ngồi lại" với nhau đánh giá kết quả. Dự kiến trong năm nay, tất cả các doanh nghiệp hội viên VFA sẽ phải xây dựng riêng cho mình một cánh đồng liên kết sản xuất lúa gạo từ 200ha trở lên, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 1 triệu hecta. Cùng với kế hoạch xúc tiến xây dựng thương hiệu, thay đổi bộ quy chuẩn gạo, việc doanh nghiệp xắn tay vào sản xuất lúa gạo, hy vọng sẽ mở ra hướng tiêu thụ bền vững cho hạt gạo.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...