Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp

Sáng ngày 08/01, Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo nhiều cơ quan, ban, ngành trung ương và các điểm cầu trong cả nước.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Doãn Văn Hưởng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Văn Cường, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai; đại diện các ban HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh...

Các đại biểu tham dự hội nghị qua truyền hình trực tuyến.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hội nghị tổ chức nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6; đồng thời, quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai thi hành Hiến pháp. Sau 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khóa XIII đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để phù hợp với thời kỳ phát triển mới. Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã tổ chức chu đáo việc lấy ý kiến nhân dân, tập hợp, tổng hợp đầy đủ, tiếp thu, giải trình nghiêm túc, thuyết phục các góp ý để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vì vậy, sau khi Hiến pháp được Quốc hội thông qua thì nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị.

Tại hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày nội dung Chỉ thị 32 của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội nghị nghe báo cáo nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Báo cáo nêu rõ: Ngày 28 tháng 11 năm 2013, với tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (486/488, chiếm 97,59%), Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng, đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của nước ta. Hiến pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2014. Đây là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992, bản Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến, thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ ràng, đúng đắn, đầy đủ và khái quát hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp...

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai.

Để triển khai hiệu quả việc thi hành Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, kế hoạch có hai nội dung cơ bản là tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp và rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Trong nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ rõ nội dung công việc phải làm, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: Trên cơ sở nghe báo cáo về những nội dung cơ bản của Hiến pháp, kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp và Chỉ thị của Ban Bí thư về việc triển khai thi hành Hiến pháp, đề nghị các cấp, ngành, địa phương trong cả nước quán triệt sâu sắc những nội dung, quy định của Hiến pháp, Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp tại cơ quan, địa phương; đôn đốc, kiểm tra kịp thời và nắm bắt những vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình triển khai để các quy định của Hiến pháp được thực hiện nghiêm minh, sớm đi vào cuộc sống. Trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp phải đảm bảo nguyên tắc sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ta, sự tham gia phối hợp nghiêm túc, khẩn trương của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị, địa phương, đặc biệt là đề cao vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tư tưởng, tuyên truyền trong quá trình thực hiện. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương được Ban Bí thư Trung ương giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp. Do đó, đây sẽ là các đầu mối để triển khai, đồng thời tiếp nhận các vấn đề trong quá trình thi hành Hiến pháp...Tất cả các cấp, ngành, địa phương cần đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.