Châu Âu đối phó thách thức an ninh

Một số nước châu Âu đã phải nâng mức cảnh báo khủng bố sau khi xảy ra hàng loạt vụ việc đe dọa an ninh ở Pháp, Thụy Điển, Bỉ. Liên minh châu Âu (EU) đang thực thi các biện pháp siết chặt an ninh biên giới nhằm ngăn chặn mối đe dọa khủng bố quay trở lại.

Cảnh sát Pháp sơ tán nhân viên và học sinh của trường Gambetta-Carnot sau khi khống chế thủ phạm tấn công bằng dao. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson kêu gọi các nước EU tăng cường kiểm soát an ninh tại biên giới và bảo đảm an ninh nội địa sau vụ một tay súng sát hại hai công dân Thụy Điển ở Brussels (Bỉ).

Bỉ cũng đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng ở sân vận động King Baudouin ở thủ đô Brussels tối 16/10. Vụ việc xảy ra khi một đối tượng nam giới, tự nhận là thành viên của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), tuyên bố thực hiện vụ tấn công này. Nghi phạm 45 tuổi, người Tunisia bị cảnh sát Bỉ bắn bị thương và chết trong bệnh viện.

Tại Pháp cũng liên tiếp xảy ra các vụ đe dọa an ninh nước này. Sáu sân bay ở Pháp đã phải tiến hành sơ tán khẩn cấp trong ngày 18/10 vừa qua sau khi nhận được thư điện tử dọa tấn công.

Theo Thủ tướng Kristersson, tất cả các dấu hiệu cho thấy đây là một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào đất nước và công dân Thụy Điển. Từ tháng 8, Thụy Điển đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao thứ hai, sau hàng loạt vụ đốt bản sao cuốn kinh Koran và các hành động khác nhằm vào cuốn sách của người Hồi giáo. Chính phủ Thụy Điển cảnh báo rằng nước này đang trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của các tay súng thánh chiến.

Trong khi đó, tại Pháp cũng liên tiếp xảy ra các vụ đe dọa an ninh nước này. Sáu sân bay ở Pháp đã phải tiến hành sơ tán khẩn cấp trong ngày 18/10 vừa qua sau khi nhận được thư điện tử dọa tấn công.

Ngay trước đó một ngày, Cung điện Versailles, một trong những địa điểm du lịch chính của Pháp, đã phải đóng cửa trong vài giờ đồng hồ do nhận được cảnh báo an ninh lần thứ 2 trong bốn ngày.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, tất cả các nước châu Âu đang trở nên dễ bị tổn thương với sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố. Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cũng thông báo tăng cường các biện pháp an ninh và nỗ lực chống khủng bố. Nước này duy trì cảnh báo khủng bố ở cấp độ 4 - mức cao thứ hai trên thang cảnh báo gồm 5 cấp độ, kể từ sau vụ tấn công khủng bố ở Paris (Pháp) hồi tháng 6/2015.

Hiện là thời điểm các nước châu Âu cần tăng cường an ninh cao độ. Các nhà lãnh đạo châu Âu đều cho rằng EU cần bảo vệ tốt hơn khu vực biên giới của mình và bảo đảm rằng các phần tử nguy hiểm không thể ở lại bất hợp pháp trong lãnh thổ của EU.

Các bộ trưởng nội vụ và tư pháp của EU kêu gọi các nước thành viên cần có những chính sách cứng rắn hơn để kiểm soát vấn đề người nhập cư trái phép, trong bối cảnh gia tăng mối quan ngại về an ninh. Nhằm “khóa” những lỗ hổng về vấn đề nhập cư ở châu Âu, nhiều ý kiến cho rằng cần áp dụng biện pháp trục xuất kiên quyết và nhanh chóng hơn đối với những người nhập cư trái phép và xin tị nạn được coi là mối đe dọa về an ninh.

Hiện là thời điểm các nước châu Âu cần tăng cường an ninh cao độ. Các nhà lãnh đạo châu Âu đều cho rằng EU cần bảo vệ tốt hơn khu vực biên giới của mình và bảo đảm rằng các phần tử nguy hiểm không thể ở lại bất hợp pháp trong lãnh thổ của EU.

Vấn đề nêu trên được đưa ra trong bối cảnh vụ nổ súng bắn chết hai cổ động viên bóng đá Thụy Điển tại Brussels do một người Tunisia bị từ chối nhập cư vào EU tiến hành. Người này đã lưu lại Bỉ một cách bất hợp pháp sau khi yêu cầu xin tị nạn không được phê duyệt.

Còn tại miền bắc nước Pháp, một vụ tấn công bằng dao tại một trường học đã khiến một giáo viên thiệt mạng. Cảnh sát Pháp cho biết, thủ phạm (20 tuổi) nằm trong danh sách các đối tượng bị nhà chức trách theo dõi vì gây nguy cơ an ninh liên quan đến Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, nhà chức trách đã không thể trục xuất người này do bị giới hạn bởi những quy định hiện hành.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh, hiệp ước di trú mới của EU sẽ giúp ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai bằng cách cho phép trục xuất nhanh hơn những người nước ngoài bị coi là mối đe dọa về an ninh. Hiệp ước mới này đã được hầu hết các quốc gia thành viên EU nhất trí và hiện đang được tiếp tục đàm phán với Nghị viện châu Âu (EP).

Các quan chức EU hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối năm nay. EU lâu nay vẫn cho rằng tỷ lệ hồi hương người di cư thấp là do các nước xuất phát của người di cư không sẵn lòng tiếp nhận trở lại, trong đó có Tunisia. Và theo Ủy viên phụ trách nội vụ của EU, bà Ylva Johansson, hiện liên minh này cần các biện pháp mạnh tay hơn để đối phó thách thức an ninh.

https://nhandan.vn/chau-au-doi-pho-thach-thuc-an-ninh-post778723.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Cộng đồng người Việt Nam tại Kazan (LB Nga) luôn hướng về quê hương, đất nước

Ngày 25/9, Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga.

Nhiều tiềm năng trong hợp tác quốc tế về du lịch đồi núi

Ngày 26/9, tại thành phố Hưng Nghĩa, châu Kiềm Tây Nam, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch đồi núi và thể thao ngoài trời năm 2024, với chủ đề "Liên kết văn hóa, thể thao và du lịch; tạo dựng cuộc sống chất lượng cao".

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.