Lào Cai: Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Nông nghiệp Lào Cai những năm qua đã có bước phát triển mạnh, đó là kết quả quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hướng tới phát triển hàng hóa theo hướng ổn định, bền vững.

Ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các đề án, kế hoạch, dự án giai đoạn và hàng năm để triển khai thực hiện việc hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Phối hợp các sở ngành, địa phương chỉ đạo tập trung quy hoạch, phát triển tạo thành vùng sản xuất hàng hóa 06 ngành hàng chủ lực (chè, dược liệu, chuối, dứa, chăn nuôi lợn, quế), 02 lĩnh vực là phát triển kinh tế đồi rừng và ngành hàng tiềm năng địa phương.

Quế là 1 trong 5 cây trồng chủ lực của tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết 10-NQ/TU.

Tuyên truyền, vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Nông dân các cấp tham gia các hội nghị đối thoại, trả lời, giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại (GACP, hữu cơ...); thực hiện sản xuất rải vụ để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng như: Giống chuối tiêu xanh, chuối GL3-5; Giống dứa MD2… phù hợp với chế biến và thị trường tiêu thụ. Đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; chuyển giao một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng cho các địa phương; tổ chức cho nhân dân tham gia khóa tập huấn trực tuyến về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi.

Phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 288 hợp tác xã nông nghiệp, 362 tổ hợp tác nông nghiệp, 118 trang trại; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, với 73 mô hình liên kết các sản phẩm: chè, dược liệu, rau, hoa... quy mô trên 10.500 ha với 21.500 hộ dân tham gia. Nhiều mô hình sản xuất được người dân linh hoạt triển khai mang lại giá trị kinh tế cao tăng gấp 1,5 - 2 lần sản xuất thông thường.

Hỗ trợ nông dân thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của tỉnh; lồng ghép với thực hiện 3 chương trình mục têu quốc gia với tổng kinh phí thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2021-2025 trên 420 tỷ đồng.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược phát triển hệ thống cơ sở sản xuất chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh thông qua việc tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm, lễ hội quế, lễ hội dược liệu, hội nghị đối thoại,…

Năm 2022, giá trị sản phẩm/ha đất canh tác của tỉnh Lào Cai đạt 88 triệu đồng.

Theo đó, tốc tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân đạt trên 5%. Giá trị sản xuất các ngành hàng chủ lực năm 2022 đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 1,2 lần (700 tỷ đồng) so với năm 2021, chiếm khoảng 47% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt; giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đạt 90 triệu đồng. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 31 triệu đồng, tăng 11 triệu so với năm 2018.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,7%. Kinh tế đồi rừng phát triển, từng bước mang lại thu nhập cao cho người dân, 01 ha trồng quế trung bình 01 chu kỳ đạt lợi nhuận từ 700-800 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó các loại hình dịch vụ từ rừng cũng phát triển mạnh như: Dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái đồi rừng, thuê môi trường rừng…

Hệ thống chế biến đã được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu và cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Bước đầu đã hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm; tạo được vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn bền vững, hữu cơ (chè 697 ha; quế 3.671 ha...); đã có 163 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên.

Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đặt ra là sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, bền vững, tạo sản phẩm sạch, an toàn, gắn với phát triển kinh tế đồi rừng; nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; thực hiện hiệu quả 5 nội dung đột phá: Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; Chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị, để phát triển sản xuất hàng hóa; Đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; Thực hiện giao đất, giao rừng, quy chủ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp; Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới.

Ưu tiên nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án, đề án; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút tối đa nguồn lực trong cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh./.

Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.