Triển khai toàn diện nhiệm vụ kinh tế-xã hội

Nhiệm vụ của năm 2014 là hết sức nặng nề, đòi hỏi trách nhiệm cao, sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành, địa phương.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KTXH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các kiến nghị chung của các bộ, ngành, địa phương để đưa vào Nghị quyết của phiên họp; đồng thời đề nghị các bộ, ngành hữu quan tiếp thu và xử lý các kiến nghị cụ thể của các địa phương, nếu các kiến nghị vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ để xem xét, quyết định.
 
Caption

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Sau khi khái quát lại những kết quả đã đạt và chưa đạt được trong năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Nhiệm vụ của năm 2014 là hết sức nặng nề, đòi hỏi trách nhiệm cao, sự nỗ lực lớn của các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014. Khi Nghị quyết được ban hành, các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết để triển khai thực hiện từ ngày đầu, tháng đầu của năm 2014, trên tinh thần triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách quyết liệt, đồng bộ nhưng có trọng tâm, trọng điểm.

Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết là tiếp tục chỉ đạo tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó lưu ý cần đặc biệt quan tâm thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, song song với đó là thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững ổn định tỷ giá, kiểm soát chặt thị trường vàng, dứt khoát Nhà nước độc quyền xuất nhập khẩu vàng, các ngân hàng thương mại không được phép huy động và cho vay vàng; quan tâm đẩy mạnh hơn  nữa việc xử lý nợ xấu...

Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay; đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, tăng cường kiểm soát thị trường giá cả. Đặc biệt cần hết sức quan tâm đến việc phát triển thị trường cả trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu đi liền với kiểm soát tốt nhập khẩu. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để thực hiện và khai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết quốc tế. Đồng thời tích cực, chủ động đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc, với Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan... qua đó khai thác có hiệu quả các cơ hội, đảm bảo lợi ích quốc gia trong hội nhập quốc tế.

Một nhiệm vụ lớn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành, địa phương là chú trọng đẩy mạnh việc thực  hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong thực hiện các đột phá chiến lược, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác cải cách thể chế, tổ chức thực hiện nghiêm việc triển khai thi hành pháp luật, pháp lệnh, nghị định; rà soát, lập kế hoạch, danh mục các văn bản pháp luật cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Hiến pháp mới được thông qua.

Đồng thời, thực hiện nghiêm chế độ công chức, công vụ; mỗi cơ quan, đơn vị cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, từ đó xác định vị trí việc làm, các chức danh cụ thể. Tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, theo hướng công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư mạnh cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng điện, giao thông, thủy lợi, nước, hạ tầng công nghệ thông tin, giáo dục, y tế... đồng thời phải khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí. Quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển.

Trong tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, cần quyết liệt hơn trong tái cơ cấu đầu tư công; sắp xếp lại hệ thống ngân hàng để hoạt động lành mạnh, hiệu quả hơn, kiên quyết trong xử lý nợ xấu; quyết liệt tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước theo đề án đã được duyệt, trong đó trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

Thủ tướng cũng nhắc nhở cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, dạy nghề vào tạo việc làm cho lao động nông thôn, xây dụng cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi để thu hút doanh nghiệp về hoạt động tại khu vực nông thôn, đưa khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp, khuyến khích các mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp.

 
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến
 

Nhiệm vụ lớn tiếp theo được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập là tiếp tục thực hiện quyết liệt và hiệu quả công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội; quan tâm thúc đẩy sự nghiệp phát triển y tế, văn hóa, giáo dục; thực hiện tốt chính sách đối với người có công, chính sách nhà ở đối với người nghèo, nhà tránh lũ cho đồng bào.

Liên quan đến việc khai thác và quản lý khoáng sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, tinh thần chung là kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp phép, khai thác khoáng sản, tuyệt đối không xuất khẩu thô khoáng sản bởi khoáng sản là tài nguyên không thể tái tạo và trữ lượng khoáng sản của nước ta là không lớn.

Về rừng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, chủ trương của Trung ương là sớm đóng cửa rừng tự nhiên; các địa phương ủng hộ, thực hiện chủ trương này trong năm 2014. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; làm tốt công tác bảo vệ môi trường, không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới trong năm 2014.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác phối hợp, phân cấp trong thực hiện nhiệm vụ chung; tăng cường quản lý công tác chi tiêu ngân sách, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hạn chế đi nước ngoài; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng củng cố tiềm lực an ninh quốc phòng.

Đặc biệt trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới cần làm tốt công tác kiểm soát thị trường giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, kiềm chế tai nạn giao thông, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, chủ động trấn áp, phòng chống tội phạm xã hội...

Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền; kịp thời cung cấp thông tin về mọi mặt tình hình KTXH cho báo chí, dư luận; đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí đề cao tinh thần trách nhiệm trước đất nước, nhân dân, phản ánh thông tin trung thực, khách quan về mọi mặt tình hình đất nước, tạo đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra cho năm 2014./.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.

Bồi đắp giá trị văn hóa làm nền tảng vững chắc để phát triển

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Có thể nói, đây là lần đầu trong văn kiện, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn,...

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng bất chấp bất ổn của môi trường bên ngoài

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng giữa những bất ổn của môi trường bên ngoài, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Chiều 25/9 theo giờ địa phương, tức sáng 26/9 giờ Hà Nội, sau khi kết thúc các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời New York đi thăm cấp Nhà nước...

Mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba mang ý nghĩa biểu tượng lịch sử, đồng thời sẽ mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác và hữu nghị đặc biệt giữa hai nước với những kết quả thiết thực và bền vững hơn. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng đại diện các tổ chức phi chính phủ, giới khoa học, tài chính và doanh nghiệp. Tổng Bí thư, Chủ...