“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại

Đằng sau mỗi hiện vật được trưng bày tại bảo tàng là những câu chuyện, thông điệp lịch sử và thuyết minh viên là “sứ giả” kết nối những câu chuyện, những thông điệp của quá khứ đến với hiện tại.

Bảo tàng tỉnh Lào Cai hiện lưu giữ, bảo quản, trưng bày hơn 20.000 hiện vật, trong đó nhiều hiện vật có giá trị cao về lịch sử, văn hóa và khoa học. Đặc biệt, có hàng nghìn hiện vật được phát hiện sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập, như bộ trống đồng Đông Sơn đời đầu gồm 12 chiếc được phát hiện tại khu vực đầu đường Ngô Quyền, phường Cốc Lếu (thành phố Lào Cai) vào năm 1993 - thời điểm thị xã Lào Cai (cũ) bắt đầu giai đoạn xây dựng, mở rộng…

Thuyết minh viên Nguyễn Thu Thủy (sinh năm 1984) nói với đoàn khách tham quan Bảo tàng tỉnh.

“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại - .png

Thuyết minh viên Thu Thủy đã có hơn 14 năm làm công việc này. Chị cho biết, công việc của thuyết minh viên đòi hỏi không chỉ có kiến thức lịch sử - văn hóa - xã hội tốt, hiểu biết sâu sắc về hiện vật được trưng bày tại bảo tàng… mà còn rất cần sự linh hoạt, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kể và dẫn dắt câu chuyện, bởi mỗi đoàn khách đến bảo tàng có những độ tuổi và trình độ khác nhau, nên thuyết minh viên phải biết chọn lọc phương pháp truyền đạt phù hợp. Ví dụ, học sinh tiểu học rất hiếu động, nên việc thu hút sự chú ý của các em sẽ khó hơn. Do vậy, thuyết minh viên phải kể những câu chuyện ngắn gọn, kết hợp với những hiện vật được trưng bày, bố trí hợp lý, giúp các em tập trung và dễ hiểu. Còn với đoàn khách lớn tuổi, nhu cầu nghiên cứu thì thuyết minh viên sẽ đi sâu hơn vào các nguồn tư liệu.

“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại - 'l.png

Không chỉ chị Thủy, mà tất cả thuyết minh viên đang công tác tại Bảo tàng tỉnh đều trăn trở làm thế nào để truyền đạt được đầy đủ kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội… của 25 dân tộc đang chung sống tại vùng đất biên cương Lào Cai đến khách tham quan.

Để biến những thông tin mình biết thành những câu chuyện mà khách muốn nghe là kỹ năng quan trọng nhất mà các thuyết minh viên phải hoàn thiện.

Thuyết minh viên Nguyễn Thanh Huyền (sinh năm 1996) chia sẻ.

“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại - 'l (2).png

Số lượng hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai luôn được bổ sung, vì vậy các thuyết minh viên phải thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức cho bản thân. Cùng với các cán bộ bảo tàng và nhà khảo cổ, các thuyết minh viên thường dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, đến tận nơi phát hiện ra hiện vật tìm hiểu từ thực tế, từ người hiến tặng và nhân chứng lịch sử, trên cơ sở đó bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho mình, giúp truyền đạt đến công chúng những câu chuyện có sức thuyết phục hơn.

“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại - 5.png

Công việc thuyết minh viên đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm, thường rất khó đối với các bạn trẻ mới ra trường, nhưng đó không phải là vấn đề với thuyết minh viên “gen Z” Dương Thị Tuyết (sinh năm 1999). Lúc mới vào công tác tại Bảo tàng tỉnh, chị Tuyết gặp nhiều khó khăn khi nhận ra việc học tại trường đại học và khi đi làm thực tế có nhiều khác biệt. Sau khi trải nghiệm công việc thực tế, cùng với học hỏi ở những người đi trước, rồi nghiên cứu tài liệu, sách, báo chuyên ngành, chị đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân.

0913aa88c42c0b5e7ae43b6625c1db98.jpeg

Lần đầu tôi dẫn đoàn là một kỷ niệm đáng nhớ. Do còn trẻ nên tâm lý của tôi chưa được vững, có chút lo lắng, sau đó tôi phải bình tâm lại để dáng đi được tự tin và giọng nói trôi chảy nhất có thể. Thật may mắn, lần đầu tiên tôi đã trải qua suôn sẻ

Thuyết minh viên “gen Z” Dương Thị Tuyết chia sẻ.

Không còn “đóng mình” trong khuôn viên bảo tàng, các hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai được các thuyết minh viên mang đến gần hơn với công chúng qua các bài viết, bài nghiên cứu được đăng trên fanpage, website của Bảo tàng tỉnh và trên các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, các trường phổ thông trên địa bàn phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức các buổi học, thuyết minh viên thường mang một số hiện vật đến giảng dạy trực quan cho học sinh, giúp các em hứng thú hơn với môn Lịch sử.

“Sứ giả” kết nối quá khứ và hiện tại - 6.png

Với tình yêu công việc, các thuyết minh viên tại Bảo tàng tỉnh đã làm “sống dậy” và truyền tải những câu chuyện, thông điệp lịch sử, văn hóa qua các hiện vật, góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Lào Cai đến với nhiều người.

https://baolaocai.vn/su-gia-ket-noi-qua-khu-va-hien-tai-post372896.html#372896|zone-highlight-8|0

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.