Tái hiện Lễ hội Síp Sí của dân tộc Tày cụm xã Bản Hồ, Mường Bo (thị xã Sa Pa)

Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, sáng 30/8, thị xã Sa Pa tổ chức tái hiện Lễ hội Síp Sí (Tết rằm tháng Bảy) của dân tộc Tày cụm xã Bản Hồ, Mường Bo.
_MG_5717.JPG
Quang cảnh chương trình tái hiện Lễ hội Síp Sí.

Hằng năm, người Tày ở Lào Cai ăn Tết tháng Bảy cổ truyền, đồng thời đây cũng là thời điểm kết thúc một mùa vụ. Tết này tổ chức vào 2 ngày (14 và 15) tháng Bảy âm lịch). Vào dịp này, con cháu ở khắp nơi trở về quê hương sum họp với gia đình, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Phong tục đó đã trở thành nét đẹp truyền thống trong mỗi gia đình, mỗi bản người Tày ở xã Mường Bo nói riêng và người Tày ở thị xã Sa Pa nói chung...

_MG_5651.JPG
Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên.

Mở đầu cho Lễ hội Síp Sí là lễ cúng tổ tiên. Chủ nhà khấn mời tổ tiên, các ma nhà về dự tết, chung vui cùng con cháu. Lễ cúng diễn ra ngay tại gian thờ. Lễ phẩm có xôi ngũ sắc, bánh, một con gà (hoặc vịt), cá nướng, hoa quả. Tiếp theo là nghi thức cúng Then và xòe Then. Các điệu xòe Then như xòe gậy, xòe khăn, xòe quạt, xòe hoa… được đồng bào thể hiện trong suốt lễ hội để mừng và mời thần Then về dự tết, chung vui cùng trai làng, gái bản.

 
_MG_5789.JPG
_MG_5748.JPG
_MG_5727.JPG
Nghi thức cúng Then và xòe Then.

Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng tổ tiên, cúng Then, các lễ phẩm được hạ xuống cho con cháu cùng nhau thụ hưởng. Các mâm cơm truyền thống được sắp lên trên sàn nhà, toàn bộ khách mời và con cháu ăn uống, trò chuyện, chúc phúc cho nhau. Đây cũng là dịp để con cháu chúc phúc cho các bậc phụ lão, bậc cha chú trong gia đình...

https://baolaocai.vn/tai-hien-le-hoi-sip-si-cua-dan-toc-tay-cum-xa-ban-ho-muong-bo-thi-xa-sa-pa-post372876.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.