Ngập tràn sắc màu văn hóa tại Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023

Sáng 29/8, Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023 đã được UBND xã Nghĩa Đô phối hợp với Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức tại sân chợ văn hóa Nghĩa Đô.

Dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Bảo Yên; cấp ủy, chính quyền và đông đảo người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô.

nd1.jpg
Quang cảnh lễ khai mạc.
nd2.jpg
Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Theo truyền thống của người dân nơi đây, Lễ hội đền Nghĩa Đô được tổ chức thường niên vào ngày 14/7 (âm lịch) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các chúa Bầu cách đây hàng trăm năm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, mở mang phát triển vùng đất này.

nd3.jpg
Nghệ nhân Ưu tú Ma Thanh Sợi đánh trống khai hội.

Theo đó, các chúa Bầu là anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật cùng một số tướng công họ Vũ và tướng lĩnh trong vùng đã có công xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang từ xa; tổ chức khai khẩn đất phục vụ sản xuất quân lương tại chỗ, mở mang, phát triển vùng đất Mường Khuông (Mường Nghĩa Đô) này. Đặc biệt, các chúa Bầu cho phép quân binh người miền xuôi hòa nhập với người bản địa làm thế đồn trú lâu bền trên miền biên ải.

nd5.jpg
nd6.jpg
Lễ rước trâu và dâng trâu về đền Nghĩa Đô.

Đền Nghĩa Đô được hình thành vào ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất, năm Tự Đức thứ ba (1850) và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2016. Năm 2018, đền được tôn tạo, trùng tu, đến năm 2019 thì được khánh thành và đưa vào sử dụng.

nd4.jpg
Các đại biểu dâng hương tại đền Nghĩa Đô.

Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2023 được tổ chức trang trọng, quy mô và nhận được sự quan tâm, tham gia của rất đông người dân, du khách. Sau lễ rước trâu và dâng trâu, các đại biểu, người dân và du khách tham gia phần rước kiệu và dâng hương tại đền Nghĩa Đô theo phong tục truyền thống của người Tày nhằm tưởng nhớ các vị tướng quân và cầu mong làng bản đều mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình bình an, hạnh phúc…

nd9.jpg

Tại lễ hội còn có các gian trưng bày sản vật của địa phương như sản phẩm nghề đan lát, thổ cẩm... (ảnh trên)

nd7.png
Phần thi bày mâm lễ của người dân các thôn, bản trong xã.
nd8.jpg
Thi kéo co.

Sau phần lễ, người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô tham gia phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc địa phương như bịt mắt bắt vịt, kéo co, thi bày mâm lễ...

https://baolaocai.vn/ngap-tran-sac-mau-van-hoa-tai-le-hoi-den-nghia-do-nam-2023-post372820.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.